So Sánh Van Bướm Và Van Bi: Thiết Kế, Chức Năng, Nguyên Lý Hoạt Động

Trong các hệ thống ống dẫn, van bướm và van bi là hai dòng sản phẩm quan trọng và thực hiện vai trò kiểm soát dòng chảy vô cùng chính xác. Mỗi loại sẽ có thiết kế, chức năng và cơ chế vận hành khác nhau, tùy theo quy mô hệ thống, môi trường sử dụng mà lựa chọn sản phẩm phù hợp, mang đến hiệu quả hoạt động tối ưu nhất.

Vai trò của van bướm và van bi trong các hệ thống đường ống

Van bướm và van bi có lẽ là hai dòng van cơ bản, thông dụng và có chức năng hoạt động nhanh nhạy hiện nay. 

So sánh van bi và van bướm theo nhiều tiêu chí.
Van bi và van bướm có nhiều điểm giống và khác nhau.

Các thiết bị này thường được lắp đặt trực tiếp trên đường ống lưu thông, được vận hành dễ dàng bằng nhiều hình thức như thủ công (tay gạt, tay quay…) hoặc tự động (điện, khí nén…), từ đó thực hiện đóng/ mở để ngăn chặn/ cho phép dòng chảy di chuyển qua. Ngoài ra còn có khả năng điều tiết lưu lượng khá chính xác.

Nhìn chung, cả hai dòng van này được thiết kế thích hợp được cả những điểm giống nhau và khác nhau. Tìm hiểu kỹ những điều này sẽ giúp người sử dụng có góc nhìn rõ hơn về các thiết bị này, từ đó thuận tiện hơn trong việc lựa chọn được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Những điểm giống nhau giữa van bướm và van bi

Cả hai thiết bị van công nghiệp này đều được sử dụng khá phổ biến và thực hiện những tính năng quan trọng mà hầu hết người tiêu dùng đều mong muốn. Chúng có một số điểm tương đồng với nhau như:

Van bi và van bướm
Van bi và van bướm là những dòng van thông dụng và có nhiều đặc điểm tương đồng.
  • Đều thực hiện chức năng đóng mở dòng chảy và điều tiết lưu lượng khá chính xác.
  • Hoạt động thông qua cơ chế quay một góc tối đa 90 độ.
  • Sản xuất từ đa dạng các loại vật liệu như gang, inox, thép, đồng, nhựa…
  • Thích hợp với nhiều dạng lưu chất như chất lỏng, khí nén, hơi nóng…
  • Có nhiều hình thức vận hành như tay gạt, tay quay, điều khiển điện, điều khiển khí nén…
  • Tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho quá trình bảo trì.
  • Đều là những dòng van thông dụng và dễ dàng tìm kiếm tại nhiều cửa hàng.
  • Giá thành hợp lý.

Những điểm khác nhau giữa van bướm và van bi

Cả hai dòng van này sẽ được thiết kế với các đặc điểm riêng biệt về thiết kế, chức năng, cơ chế vận hành… Dựa vào những tiêu chí này, người sử dụng có thể dễ dàng phân biệt được các sản phẩm, cũng như thuận tiện cho việc lựa chọn được một thiết bị ưng ý.

So sánh về thiết kế:

Thiết kế đĩa van của van bi và van bướm.
Thiết kế đĩa van của van bi và van bướm.
VAN BƯỚMVAN BI
Được thiết kế với hình dạng tương tự như một con bướm với vẻ ngoài mỏng dẹt, thân van hình tròn và bao bọc vừa khít với đĩa van bằng kim loại hình tròn.Có thiết kế gọn gàng hơn, có nhiều dạng khác nhau như 1 mảnh, 2 mảnh, 3 mảnh, 2 ngã, 3 ngã… lưu chất di chuyển có thể chuyển hướng hay rẽ nhánh theo nhu cầu sử dụng. Đĩa van bên trong được thiết kế hình bi với một lỗ xuyên tâm bên trong.
Đĩa van nằm bên ngoài thân van, khả năng bịt kín không hoàn toàn nên lưu chất khí có thể bị rò rỉ ra ngoài.Bi van nằm hoàn toàn bên trong, được đúc nguyên khối với thiết kế kín nên có khả năng đóng kín tuyệt đối hơn.
Được sản xuất với kích thước khá đa dạng, dao động trong khoảng DN50 – DN2000, thích hợp với các hệ thống quy mô lớn. Kích thước gọn gàng, thường được sản xuất với kích thước từ DN8 – DN600, tuy nhiên, những dòng sản phẩm có kích thước dưới DN300 dễ dàng tìm kiếm trên thị trường hơn so với các dòng van lớn.
Có kích thước to nhưng trọng lượng khá nhẹ.Có trọng lượng nặng hơn so với các dòng van bướm cùng kích thước.
Lắp đặt chủ yếu bằng 3 hình thức chính là wafer, mặt bích, plug…Có hai hình thức lắp đặt chính là nối ren (dùng cho các thiết bị có kích thước dưới DN50) và mặt bích (dùng cho các thiết bị có kích thước từ DN50 trở lên).

So sánh về chức năng:

Van bi và van bướm thép vận hành thủ công bằng tay quay.
Van bi và van bướm thép vận hành thủ công bằng tay quay.
VAN BƯỚMVAN BI
Thực hiện đóng/ ngắt dòng chảy và điều tiết lưu lượng, tuy nhiên khả năng điều tiết chỉ ở mức tương đối, thường dùng để thực hiện chức năng đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn.Cũng thực hiện đóng/ ngắt dòng chảy và điều tiết lưu lượng, nhưng chức năng điều tiết thường khá chính xác, nhanh nhạy và mang đến hiệu quả làm việc tối ưu hơn.
Thực hiện linh hoạt cho nhiều dạng lưu chất, nhưng được sử dụng phổ biến cho môi trường chất lỏng, đối các loại lưu chất khí hơi, khả năng đóng kín tương đối giữa đĩa van và thân van có thể làm lưu chất bị rò rỉ ra ngoài.Có khả năng đóng kín và khả năng chịu lực vô cùng mạnh mẽ, vì vậy có thể ứng dụng linh hoạt trong nhiều môi trường lưu chất như chất lỏng, khí nén, hơi nóng…

So sánh về cơ chế vận hành:

Van bi và van bướm vận hành tự động bằng khí nén.
Van bi và van bướm vận hành tự động bằng khí nén.
VAN BƯỚMVAN BI
Đĩa van được thiết kế mỏng dẹt, kết nối trực tiếp với trục van và nằm chắn ngang cửa van. Khi người sử dụng thực hiện vận hành van bằng cách tác động lực vào bộ phận điều khiển, một lực momen được sinh ra và làm quay trục van, kéo theo đĩa van quay một góc tối đa 90 độ quanh trục. Quá trình này sẽ chia cửa van thành hai khoảng trống bằng nhau để lưu chất di chuyển qua lại.Đĩa van có hình dạng là một viên bi kim loại được đúc một lỗ xuyên tâm, lỗ này sẽ làm thông hai đầu của bi và có kích cỡ bằng kích cỡ đường ống, bi van này kết nối trực tiếp với trục van.  Trong trạng thái bình thường, lỗ xuyên tâm của bi sẽ nằm vuông góc với dòng chảy, điều này sẽ ngăn chặn hoàn toàn không cho phép lưu chất di chuyển qua. Khi người sử dụng thực hiện điều khiển van, lực momen sẽ làm quay trục van và bi van, lúc này bi van sẽ quay một góc bằng hoặc nhỏ hơn 90 độ, khi lỗ xuyên tâm của bi van nằm trùng với đường lưu thông của dòng chảy, lưu chất không còn bị cản trở sẽ được vận chuyển ra vào hệ thống dễ dàng.
Trục van và đĩa nằm chắn ngang cửa van nên khi dòng chảy di chuyển qua ít nhiều cũng sẽ bị cản trở, điều này sẽ làm cho lưu lượng và áp suất vận chuyển qua bị giảm nhẹ. Lưu chất di chuyển qua hoàn toàn không có sự cản trở, do vậy mà áp suất và lưu lượng hoàn toàn không bị ảnh hưởng khi vận chuyển qua.
Đối với thiết bị có kích thước càng lớn, quá trình đóng/ mở sẽ trở nên khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn vì sự chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra khiến áp lực tác động lên đĩa van sẽ nhiều khiến khả năng quay của đĩa van bị chậm lại, nhất là khi vận hành bằng hình thức thủ công. Đĩa van được thiết kế chắc chắn theo dạng hình bi, nằm bên trong thân nên áp lực tác động ít, quá trình đóng mở sẽ trở nên nhanh nhạy hơn.
Thiết kế này khiến đĩa van dễ bị mài mòn bởi áp lực dòng chảy di chuyển qua.Bi van có kết cấu chắc chắn, diện tích tiếp xúc với áp lực dòng chảy ít nên hạn chế xảy ra tình trạng mài mòn.

So sánh về ứng dụng:

Ứng dụng của van bướm.
Ứng dụng của van bướm.
VAN BƯỚMVAN BI
Van bướm được ứng dụng nhiều trong các hệ thống chất lỏng, một số ứng dụng tiêu biểu là các hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, nhà máy chế biến thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, nước nóng, thủy lợi, thủy điện, nhiệt điện, xăng dầu, hóa chất, hàng hải, đóng tàu, cơ khí, luyện kim, khai khoáng…Van bi ứng dụng linh hoạt cho nhiều dạng lưu chất, vì vậy phạm vi ứng dụng của chúng khá rộng như các hệ thống cấp thoát nước, chữa cháy, thủy điện, nhiệt điện, khí nén, hơi nóng, HVAC, thông gió, máy bơm, xăng dầu, hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, khai khoáng, thủy lợi, cơ khí, luyện kim, điện tử, đóng tàu, hàng không vũ trụ… 

Nên sử dụng van bướm hay van bi trong các hệ thống đường ống?

Với tất cả những điều trên có thể thấy, van bi hay van bướm đều có vai trò khá quan trọng và không thể thay thế được trong các hệ thống ống ngày nay. Nhờ có các thiết bị này mà quá trình kiểm soát và điều tiết dòng chảy diễn ra nhanh chóng, chính xác, hiệu quả cao và hạn chế các rủi ro, mang đến năng suất vượt trội cho hệ thống sử dụng.

Mỗi thiết bị đều sẽ có những ưu – nhược điểm riêng và phù hợp với từng nhu cầu sử dụng riêng biệt. Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên lựa chọn như thế nào cho hợp lý, thì chúng tôi xin phép đúc kết một số ý chính như sau:

  • Nên sử dụng van bướm trong môi trường chất lỏng, van bi sử dụng được trong nhiều dạng khác nhau, đặc biệt là môi trường khí hơi.
  • Van bướm lắp đặt cho những hệ thống có kích cỡ đường ống lớn, van bi thích hợp với các hệ thống có quy mô vừa.
  • Nếu muốn sử dụng chức năng điều tiết thường xuyên, van bi là lựa chọn tốt nhất. Nếu chỉ thực hiện chức năng đóng ngắt, hãy cân nhắc van bướm.
  • Van bướm có giá thành hợp lý, chi phí bảo trì thấp, là một lựa chọn tiết kiệm hơn so với van bi.
  • Van bướm có trọng lượng nhẹ và quy trình lắp đặt dễ dàng hơn so với van bi.
Ứng dụng của van bi.
Ứng dụng của van bi.

Trên đây là những so sánh chi tiết về thiết kế, chức năng và cơ chế vận hành của hai dòng van phổ biến – van bướm và van bi, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm riêng biệt của từng thiết bị, từ đó dễ dàng lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hay muốn nhận được báo giá chi tiết về các dòng van công nghiệp chất lượng hiện nay, liên hệ ngay với Tổng Kho Van để được hỗ trợ chi tiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *