Van cổng, van cửa, van chặn | Gate Valve | Bảng báo giá tốt nhất

Van cổng được sử dụng phổ biến trong ngành cấp thoát nước và nhiều lĩnh vực khác. Thiết bị này có thể đóng/mở dòng chảy của lưu chất mà không gây sụt áp và không ảnh hưởng đến lưu lượng dòng chảy. Hiện tại, Tổng Kho Van đang phân phối sản phẩm chính hãng với đầy đủ kích cỡ, giá bán cạnh tranh.

Van cổng là gì?

Van cổng (Gate Valve) còn được gọi là van cửa, van chặn. Thiết bị này hoạt động giống như một cách cửa với chức năng chính là đóng – mở, kiểm soát lưu chất trong hệ thống đường ống. Loại van công nghiệp này thường được lắp đặt ở những đường ống thẳng, kích thước lớn với áp lực cao.

van cổng là gì
Van cổng là thiết bị được sử dụng với mục đích kiểm soát lưu chất trong hệ thống

Khác với van bướm, van bi,… cánh van (đĩa van) của van cửa không tiếp xúc với dòng chảy khi ở trạng thái mở hoàn toàn. Với cấu tạo đặc biệt, lưu chất đi qua van gần như không bị ảnh hưởng, không xảy ra tình trạng sụt áp và giảm lưu lượng.

Van chặn đã được sử dụng từ rất lâu tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Ứng dụng của thiết bị này vô cùng đa dạng nhưng thường được lắp đặt trong ngành cấp thoát nước. Van nên được vận hành ở trạng thái đóng – mở hoàn toàn. Nếu dùng với mục đích điều tiết lưu chất giống như van bướm, đĩa van sẽ bị cong vênh, hư hại dưới tác động lực của dòng chảy.

Gate Valve có vai trò quan trọng trong các hệ thống. Thiết bị này có thể được dùng trong công trình dân dụng hoặc công nghiệp. Tương tự như những loại van thông dụng khác, van được chế tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau, đáp ứng yêu cầu khắt khe của nhiều hệ thống.

Cấu tạo của van cổng

Van cổng là thiết bị có cấu tạo khá đơn giản. Với cấu tạo này, van có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ đóng – mở lưu chất bên trong đường ống. Thông thường, cấu tạo, kiểu dáng của van có thể thay đổi đôi chút tùy theo hãng sản xuất. Nhưng nhìn chung, cấu tạo của van sẽ bao gồm những bộ phận chính như sau:

Cấu tạo của van cổng
Cấu tạo của van cửa bao gồm thân van, cổng van, ty van, cánh van, tay quay,…

1. Thân van

Thân van là bộ phận chính của van cửa. Thân van có dạng hình ống, đường kính tương ứng với kích thước của đường ống. Thân van thường được đúc nguyên khối từ gang cầu hoặc được chế tạo từ thép, inox, nhựa,… để có thể chịu được áp lực từ lưu chất bên trong.

Hai đầu của thân van sẽ được kết nối với hệ thống. Tùy theo dạng kết nối mà cấu tạo của hai đầu thân van có thể là dạng ren, mặt bích hoặc dạng hàn. Với van cổng gang, bên ngoài thân van sẽ được phủ một lớp sơn epoxy với khả năng chống tĩnh điện, chống oxy hóa giúp bảo vệ thiết bị hiệu quả.

2. Cánh van (đĩa van)

Cánh van (đĩa van) là bộ phận chịu trách nhiệm đóng/ngắt dòng chảy bên trong hệ thống. Bộ phận này thường được làm bằng chất liệu thép hoặc inox có khả năng chống gỉ, chống oxy hóa tốt.

Cánh van của van cổng thường có hình nêm, một số loại có hình dáng tựa như con dao (van cổng dao). Cánh van được nối với trục van và tay quay. Khi tác động lên tay quay, trục van sẽ nâng lên hạ xuống để điều chỉnh vị trí của cánh van.

3. Trục van (ty van)

Ty van cùng với cánh van và tay quay là hệ truyền động của van chặn. Trục van có hình trụ, đường kính nhỏ và dài. Chức năng của bộ phận này là truyền lực từ tay quay xuống để nâng – hạ đĩa van, điều chỉnh trạng thái đóng mở của thiết bị.

Ty van nằm ở bên trong thân van và ít nhiều cũng phải chịu áp lực từ dòng chảy của lưu chất. Vậy nên, bộ phận này thường được làm bằng chất liệu thép, inox với độ bền cao. Ty của van cổng có 2 loại là ty chìm và ty nổi với cấu tạo khác biệt đôi chút.

4. Vô lăng (tay quay)

Tay quay nằm ở vị trí cao nhất của Gate Valve. Khi tác động lên tay quay, trục van sẽ di chuyển làm thay đổi vị trí của đĩa van. Vô lăng thường sẽ được làm bằng gang và bên ngoài phủ nhựa hoặc cao su. Với những loại van vận hành tự động, vô lăng sẽ bị loại bỏ, thay vào đó bộ điều khiển bằng điện hoặc khí nén.

5. Nắp van

Nắp van nằm phía trên thân van và được cố định với thân van thành một khối đồng nhất. Chức năng của nắp van là đảm bảo cấu tạo đồng nhất của thiết bị, bảo vệ các bộ phận bên trong. Khi bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, người ta sẽ mở nắp van để có thể dễ dàng kiểm tra và thay thế các bộ phận bên trong.

6. Gioăng làm kín

Gioăng làm kín được lắp đặt ở bên trong nắp van gần với vị trí của đĩa van khi thiết bị ở trạng thái mở. Bộ phận này có chức năng đảm bảo độ kín khít của van, hạn chế tình trạng rò rỉ lưu chất. Gioăng làm kín thường được chế tạo bằng chất liệu cao su EPDM có độ đàn hồi cao.

So với van cầu, van kim, van giảm áp,… rõ ràng van cửa có cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều. Hiểu rõ cấu tạo của thiết bị này sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh nguyên lý hoạt động của van, từ đó dễ dàng chọn được thiết bị phù hợp với từng môi trường.

Nguyên lý hoạt động của van cổng

Van cổng có chức năng giống như một cái cổng, sử dụng để kiểm soát lưu chất ở bên trong hệ thống. Đĩa van có thể nâng lên hạ xuống tùy theo chiều vặn tay quay.

Khi đĩa van hạ xuống, lưu chất sẽ bị chặn lại (trạng thái đóng). Ngược lại khi đĩa van nâng cao lên phía trên, lưu chất có thể dễ dàng đi qua (trạng thái mở). Ở một số trường hợp, người ta điều chỉnh đĩa van ở vị trí giữa thân van để cản trở dòng chảy với mục đích tiết lưu. Tuy nhiên, ở trạng thái này, đĩa van nằm trên đường chảy của lưu chất nên nếu dùng lâu dài sẽ gây hư hỏng thiết bị.

gate valve
Van chặn có thể được đóng mở nhẹ nhàng bằng cách xoay tay quay (vô lăng)
  • Cách đóng van: Ở trạng thái đóng, đĩa van được hạ xuống hoàn toàn để chặn lưu chất đi qua. Khi van cửa đang ở trạng thái mở, cần xoay tay quay theo chiều kim đồng hồ.
  • Cách mở van: Muốn mở van, cần xoay vô lăng ngược chiều kim đồng hồ. Ở trạng thái mở, đĩa van của van chặn sẽ nằm gọn hoàn toàn ở phía trên, không nằm trên dòng chảy của lưu chất nên gần như không xảy ra hiện tượng giảm lưu lượng và tụt áp.

Nhiệm vụ chính của Gate Valve là kiểm soát dòng chảy bên trong lưu chất. Thiết bị này có thời gian đóng – mở khá lâu nên chủ yếu được dùng trong hệ thống mà không đòi hỏi phải sử dụng van quá thường xuyên.

Ưu điểm lớn nhất của van cổng là có thể hạn chế tình trạng sụt áp và giảm lưu lượng. Lưu chất đi qua van cổng có thể giữ nguyên áp suất, nhờ vậy đường ống luôn sạch và cũng ít xảy ra tình trạng đóng cặn ở bên trong thân van. Ngược lại, sử dụng van với mục đích điều tiết sẽ gây hư hại, mài mòn đĩa van, thiết bị bị rò rỉ sau một thời gian ngắn.

Với chức năng này, van cửa chủ yếu được dùng trong lĩnh vực cấp thoát nước như môi trường nước sạch, nước thải,… Trong thực tế, người ta thường lắp đặt thiết bị này ở những hệ thống có độ sạch cao. Trường hợp dùng trong hệ thống xử lý nước thải, có thể lắp thêm van y lọc để đảm bảo độ sạch của lưu chất bên trong đường ống.

Bảng báo giá van cổng DN15, DN40, DN100, DN125, DN150,… chính hãng tốt nhất thị trường

Van cổng là thiết bị quan trọng trong ngành cấp thoát nước. Với chức năng là đóng – mở và kiểm soát lưu chất bên trong, thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong nhiều công trình khác nhau. Chính vì vậy, nhu cầu về van hiện nay là rất lớn.

Bảng báo giá van cổng chính hãng sẽ phụ thuộc vào loại van cổng (ty chìm, ty nổi, điều khiển điện, kèm công tắc giám sát, tín hiệu điện, tay quay, mặt bích,…), kích thước (DN20, DN25, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN150, DN200,…), chất liệu (gang, inox, đồng, thép), xuất xứ (Hàn Quốc, Trung Quốc,…),… Nếu quan tâm đến sản phẩm, quý khách hàng có thể liên hệ với Tổng Kho Van để được hỗ trợ.

Tổng Kho Van hiện đang phân phối nhiều loại van cửa khác nhau, đa dạng từ kích cỡ, chất liệu, chủng loại, xuất xứ. Sản phẩm có chất lượng đảm bảo và được nhập khẩu trực tiếp từ hãng. Giá bán cạnh tranh, cam kết tốt nhất thị trường.

Đội ngũ tư vấn viên của Tổng Kho Van sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7. Ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu, chúng tôi sẽ gửi bảng báo giá van cổng chi tiết cho khách hàng. Với những đơn hàng số lượng lớn, chúng tôi sẽ có mức chiết khấu vô cùng hấp dẫn giúp khách hàng tối ưu chi phí đầu tư cho công trình.

Phân loại van cổng

Van cổng là thiết bị không thể thiếu trong các công trình. Tương tự như các loại van công nghiệp khác, van có rất nhiều loại và cách phân loại cũng vô cùng đa dạng.

1. Phân loại dựa trên cấu tạo của ty van

Ty van là bộ phận quan trọng của van công nghiệp nói chung và van cổng nói riêng. Chức năng của ty van là truyền lực xuống trục van và đĩa van. Tuy nhiên, cấu tạo của ty van sẽ có sự khác biệt để phù hợp với vị trí, không gian lắp đặt.

van cổng ty nổi, van cổng ty chìm
Dựa vào cấu tạo của ty van sẽ được chia thành van cổng ty nổi và van cổng ty chìm

Dựa vào cấu tạo của ty van, sẽ được chia thành hai loại sau:

Van cổng ty nổi: Là loại van cửa có phần ty van lộ ra bên ngoài. Khi thiết bị ở trạng thái mở ty van sẽ nổi lên phía trên và thụt vào bên trong nếu thiết bị chuyển sang trạng thái đóng. Loại này thường được lắp đặt ở khu vực có diện tích rộng rãi để có thể dễ dàng quan sát trạng thái hoạt động của van.

Sản phẩm nổi bật:

Van cổng ty chìm

Ngược lại với van cổng ty nổi là van cổng ty chìm. Như tên gọi, phần ty của van chìm hẳn vào bên trong thiết bị nên không thể quan sát trạng thái đóng – mở van thông qua quan sát bằng mắt.

Bù lại, van cổng ty chìm sẽ phù hợp với những vị trí có diện tích nhỏ, hẹp. Hoặc cũng có thể lắp đặt ở những hệ thống bên dưới lòng đất vì van không thay đổi kích thước khi vận hành. Với những hệ thống lắp đặt dưới lòng đất, người ta sẽ sử dụng van cổng ty chìm nắp chụp thay cho loại bằng tay quay. Nắp chụp sẽ được kết nối với bộ điều khiển điện hoặc điều khiển khí nén để thể vận hành van.

Van cổng ty nổi, ty chìm được sử dụng rất phổ biến trong các hệ thống đường ống. Tùy theo môi trường làm việc, vị trí, diện tích của hệ thống mà nhà thầu sẽ lựa chọn loại van phù hợp. Nhìn chung, cả ty chìm và ty nổi đều có những ưu nhược điểm riêng. Quan trọng nhất là phải lựa chọn loại van phù hợp để tối ưu công năng và giúp hệ thống vận hành ổn định.

Sản phẩm nổi bật: Van cổng ty chìm JIS 10K | Hiệu YDK Korea

2. Phân loại theo vật liệu

Tương tự như các loại van khác, van cổng cũng được chế tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau. Mỗi chất liệu sẽ có những đặc tính riêng, hiểu rõ đặc điểm của từng loại sẽ giúp quý khách hàng chọn được thiết bị phù hợp với hệ thống.

van chặn
Van cổng gang được sử dụng phổ biến hơn các chất liệu đồng, thép, inox, nhựa,…

Van cổng gang: Là loại van được sử dụng phổ biến nhất. Hầu như các loại van từ van chặn, van cầu, van bướm,… đều được chế tạo bằng vật liệu này. Chất liệu gang có ưu điểm là chống ăn mòn, chịu nhiệt tốt và giá thành rẻ. Để bảo vệ thiết bị tối ưu, đa phần các loại van gang đều được sơn phủ một lớp epoxy có khả năng chống oxy hóa.

Van cổng thép: Trong những hệ thống đòi hỏi khả năng chịu nhiệt và chịu lực cao, van thép sẽ là lựa chọn tối ưu. Chất liệu thép có độ cứng chắc cao, ít bị biến dạng trong môi trường có nhiệt độ cao. Loại van này thường sẽ được dùng trong môi trường hơi nước hoặc nước nóng với phạm vi nhiệt độ có thể chịu được dao động từ 400 ~ 500 độ C.

Van cổng inox: Ngoài những chất liệu trên, van cửa có thể được chế tạo bằng inox (inox 201, 304, 316). Inox là chất liệu có rất nhiều ưu điểm vượt trội như độ bền cao, khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt. Ngoài ra, bề mặt inox phẳng mịn nên không bị đọng cặn bã, tạp chất, đáp ứng được yêu cầu về vô trùng trong một số hệ thống.

Van cổng đồng: Đồng là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến trong sản xuất van công nghiệp nói chung và Gate Valve nói riêng. Chất liệu này có ưu điểm là độ bền cao, không bị oxy hóa. Tuy nhiên, van đồng có giá thành khá đắt đỏ nên không phải là lựa chọn tối ưu cho công trình.

Van cổng nhựa: Không chỉ được chế tạo bằng kim loại, van chặn còn được chế tạo bằng nhựa. Các loại nhựa được sử dụng trong sản xuất thiết bị này bao gồm nhựa PP, UPVC, PVC,… Ưu điểm của van nhựa là có thể chống lại sự ăn mòn, không bị oxy hóa và giá thành rẻ.

3. Phân loại theo phương thức hoạt động

Đa phần các loại van cổng đều sẽ được vận hành thủ công (van cơ). Tuy nhiên, với những hệ thống có đường kính quá lớn hoặc vị trí lắp đặt quá cao, quá thấp, không gian chật hẹp, môi trường độc hại,… người ta sẽ sử dụng van vận hành tự động thông qua bộ điều khiển điện, khí nén.

van cửa
Van cổng có nhiều phương thức vận hành như tay quay, khí nén, điều khiển điện,…

Dựa theo phương thức hoạt động, Gate Valve sẽ được chia thành các loại như sau:

Van cổng tay quay: Là loại vận hành dựa vào sức người. Muốn vận hành van, cần dùng sức xoay vô lăng để thay đổi vị trí trục van và đĩa van. Loại van cửa này có giá thành rẻ, độ bền cao. Tuy nhiên với những hệ thống có đường ống quá lớn, sẽ rất tốn sức và mất thời gian để có thể xoay vô lăng.

Van cổng điều khiển khí nén: VLà loại van vận hành tự động. Thay vì phải dùng tay, van hoạt động dựa vào bộ truyền động khí nén. Bộ điều khiển có thể chuyển khí nén thành cơ năng để chuyển động đĩa van và trục van bên trong. Bộ điều khiển khí nén dùng cho van chặn thường là loại hoạt động ON/OFF.

Van cổng điều khiển điện: Là một trong những loại van cửa được sử dụng phổ biến. Thay vì dùng bộ điều khiển bằng khí nén, thiết bị sẽ được vận hành bằng bộ điều khiển điện. Khi cung cấp điện, bộ điều khiển sẽ tác động lực lên trục van và đĩa van giúp chuyển trạng thái hoạt động của van. Giống như loại điều khiển khí nén, van cổng điều khiển điện thường được dùng trong hệ thống tự động hóa.

Van cổng tín hiệu điện: Là loại van chặn vận hành tay. Thiết bị được lắp đặt thêm bộ tín hiệu phía trên để có thể truyền tín hiệu đến trung tâm điều khiển. Tín hiệu này sẽ cho phép nhận biết trạng thái hoạt động của van dù ở rất xa. Với tính năng đặc biệt, van thường được ưu tiên dùng trong hệ thống PCCC.

4. Phân loại theo cấu tạo của đĩa van

Không chỉ khác biệt về ty van và bộ phận điều khiển, van cổng còn có nhiều loại đĩa van khác nhau. Nếu phân loại dựa trên tiêu chí này, sẽ có những loại như sau:

Van cổng dạng nêm: Có đĩa van (cánh van) hình nêm. Bộ phận này có chức năng kiểm soát lưu chất ở dạng dầu, khí gas, nước, hơi nước,.. Do đó, loại van chặn này có độ kín khít cao, có thể sử dụng trong môi trường phải chịu áp lực và nhiệt độ lớn.

Van cổng dao: Có thiết kế, cấu tạo đặc biệt để phù hợp với hệ thống mà lưu chất chứa nhiều bùn, tạp chất, rác thải hoặc trong nhà máy sản xuất bột, xi măng,… Đặc trưng của loại này là chiều dài van rất ngắn, đĩa van mỏng có hình dáng như chiếc dao. Cấu tạo này giúp hạn chế tình trạng kẹt lưu chất, đóng cặn bã, rác ở bên trong thiết bị.

Van cổng phai: Có cấu tạo khá giống với van cổng dao. Tuy nhiên, thiết bị này có hình vuông hoặc hình chữ nhật thay vì hình tròn như bình thường. Van được sử dụng với mục đích điều tiết lượng nước ở các hồ chứa, nhà máy thủy điện, kênh mương thủy lợi,…

5. Phân loại theo kiểu kết nối

Van cổng cần phải được kết nối chắc chắn vào hệ thống. Tùy theo kích thước van và đặc điểm của môi trường làm việc, người ta sẽ lựa chọn kiểu kết nối phù hợp. Nếu dựa vào tiêu chí này sẽ bao gồm các loại như sau:

van cổng mặt bích
Van cổng mặt bích được đánh giá là có độ ổn định cao, ít bị rò rỉ lưu chất

Van cổng lắp ren: Lắp ren là một trong những dạng kết nối được ưa chuộng. Loại van chặn này thường được sử dụng cho những hệ thống có kích thước không quá DN100. Kết nối dạng ren có ưu điểm là tính linh hoạt cao, dễ lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng. Tuy nhiên, dạng nối ren không thể đảm bảo tính ổn định và chắc chắn nếu dùng cho hệ thống có kích thước lớn.

Van cổng lắp bích: Là loại được sử dụng phổ biến nhất. Lắp bích thường được sử dụng cho hệ thống có kích thước từ DN50 trở lên. Quá trình lắp đặt van cổng mặt bích sẽ phức tạp hơn dạng nối ren nhưng bù lại sẽ có độ chắc chắn cao, không bị rò rỉ lưu chất ngay cả trong hệ thống có áp lực, nhiệt độ lớn.

Van cổng nối hàn: Loại van chặn này ít được sử dụng hơn so với loại nối bích. Van được kết nối với hệ thống bằng cách hàn thay vì thông qua nối ren và nối bích. Kết nối dạng hàn có quy trình lắp đặt phức tạp, mất thời gian nhưng tính ổn định cao, phù hợp với những hệ thống có đường kính lớn và áp lực cao.

6. Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ

Van cổng là loại van công nghiệp thông dụng. Hầu hết các hãng đều có sản xuất loại van này. Dựa vào nguồn gốc – xuất xứ sẽ được chia thành những loại như sau:

  • Van cổng Hàn Quốc bao gồm van cổng YDK, van chặn Wonil, van cổng Samyang, van cổng Jeoun,…
  • Van cổng Đài Loan gồm có van cổng ShinYi, van Unik, van Jaki,…
  • Van cổng Malaysia bao gồm van chặn ARV, van cổng Meiji, van chặn Arita, văn cổng ART,…
  • Van cổng Nhật Bản bao gồm van Kitz, van cổng Tozen,

Các ứng dụng của van cổng

Như đã đề cập, van cổng có chức năng kiểm soát lưu chất bên trong hệ thống. Van có thể dùng trong môi trường nước sạch, nước thải, hóa chất, bột, xi măng, hơi nước,… Thiết bị này được chế tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau, kích thước đa dạng nên tính ứng dụng cao.

Thực tế, có không ít loại van công nghiệp có chức năng tương tự như Gate Valve, chẳng hạn như van cầu, van bướm, van bi. Tuy nhiên, hiếm có loại van nào có thiết kế đặc biệt như van cửa. Thiết kế này đảm bảo lưu chất đi qua một cách dễ dàng, không bị sụt áp và không ảnh hưởng đến lưu lượng.

ứng dụng van cổng
Ứng dụng chủ yếu của van cổng là dùng trong hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải

Hiện nay, van chặn được sử dụng vô cùng rộng rãi. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của thiết bị này:

  • Sử dụng trong ngành cấp thoát nước, đặc biệt là hệ thống cấp nước sạch cho nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, chung cư, tòa nhà,…
  • Lắp đặt trong hệ thống của nhà máy sản xuất xăng dầu, hóa chất
  • Van cổng dao có thể lắp đặt trong hệ thống có lưu chất ở dạng sệt và dạng bột để tránh tình trạng kẹt van.
  • Sử dụng trong hệ thống của nhà máy thủy điện, nhiệt điện
  • Ứng dụng trong nhà máy sản xuất ô tô, hàng hải,…
  • Lắp đặt trong hệ thống của nhà máy sản xuất dược phẩm, thực phẩm,…

Nhìn chung, van chặn có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong hầu hết các môi trường, thiết bị này đều hoàn thành tốt chức năng đóng – mở và kiểm soát lưu chất bên trong.

Ưu nhược điểm của van cổng

Van cổng được đánh giá là thiết bị tuyệt vời với khả năng kiểm soát lưu chất hiệu quả. Nếu đang có ý định lắp đặt thiết bị này cho hệ thống, quý khách hàng có thể tìm hiểu thêm ưu nhược điểm để có lựa chọn phù hợp nhất.

1. Ưu điểm của van cổng

Van cổng có cấu tạo đặc biệt với thân van rỗng hoàn toàn. Đĩa van được thiết kế với hoạt động như một cánh cửa để có thể kiểm soát lưu chất bên trong hệ thống. Với cấu tạo và nguyên lý hoạt động như trên, van có rất nhiều ưu điểm vượt trội sau:

  • Khi ở trạng thái mở, đĩa van nằm hẳn ở phía trên nắp van nên không ảnh hưởng đến dòng chảy. Van cửa gần như không làm thay đổi lưu lượng và áp suất của lưu chất bên trong hệ thống.
  • Thời gian đóng – mở nhanh và ít phải sử dụng lực hơn so với van cầu.
  • Van cổng có cấu tạo đơn giản, trọng lượng nhẹ hơn so với một số loại van cùng kích cỡ và chất liệu.
  • Ứng dụng của van chặn vô cùng rộng rãi từ ngành cấp thoát nước cho đến hóa chất, xăng dầu, lưu chất dạng rắn, bột, sệt,…
  • Thời gian đóng – mở van không quá đột ngột, nhờ vậy có thể hạn chế tình trạng sốc áp gây rung giật đường ống.
  • Công tác lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng van cổng vô cùng đơn giản, không tốn nhiều công sức và chi phí.
  • Van có thể hoạt động hai chiều nên khi lắp đặt không phải chú ý mũi tên trên thân van như van một chiều.
  • Giá thành của Gate Valve tương đối rẻ, có thể tối ưu chi phí cho công trình.
  • Van cửa có chất liệu vô cùng đa dạng nên có thể sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau.

2. Nhược điểm của van cổng

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, van cổng cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Gate Valve chỉ được sử dụng với mục đích đóng – mở, kiểm soát dòng chảy của lưu chất. Không được dùng với mục đích điều tiết dòng chảy. Với những hệ thống cần cả hai chức năng này sẽ ưu tiên sử dụng van bướm.
  • Thời gian đóng – mở của van lâu hơn so với một số loại van khác.
  • Van vận hành khá ồn, nhất là khi chỉ mở một phần.
  • Trong môi trường chứa các lưu chất có dạng sệt, bột,… cần sử dụng van cổng dao, không thể dùng các loại van cổng thông thường.
  • Cần vệ sinh, bảo dưỡng van định kỳ để hạn chế tình trạng tắc kẹt van.
  • Thành van, cửa van có thể bị mài mòn sau một thời gian sử dụng.

Hướng dẫn lắp đặt van cổng đúng cách

Van cổng cần được lắp đặt đúng cách để có thể hoạt động ổn định và hiệu quả. Khi lắp đặt, cần chuẩn bị các dụng cụ như cờ lê, mỏ lết, máy hàn, xe nâng, ròng rọc, gioăng làm kín, thước đo,…

cách lắp đặt van cổng
Cần lắp đặt van cổng đúng kỹ thuật để đảm bảo thiết bị vận hành ổn định và hiệu quả

Quy trình lắp đặt sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Sử dụng đòn kê/giá đỡ để định vị đường ống một cách chắc chắn.
  • Bước 2: Xác định kích cỡ của van chặn, sau đó đo và cắt bỏ phần đường ống tương ứng. Trước khi lắp đặt van, cần làm sạch ống để đảm bảo mối nối được kín khít.
  • Bước 3: Gắn van vào đường ống theo dạng kết nối.
  • Bước 4: Kiểm tra mối nối, đảm bảo độ chắc chắn và ổn định.
  • Bước 5: Vận hành thử để đánh giá xem van có hoạt động ổn định hay không.

Ngoài ra, khi lắp đặt van cổng cần phải lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Van cửa nên được lắp đặt ở đường ống thẳng, kích thước và áp lực lớn. Van có thể lắp đặt theo nhiều hướng nhưng sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi được lắp đặt thẳng đứng.
  • Phải làm sạch đường ống trước khi lắp đặt Gate Valve. Nếu còn cặn bẩn, mối nối giữa van và đường ống sẽ không được kín khít tuyệt đối.
  • Sau khi lắp đặt, cần kiểm tra kỹ mối nối và vận hành thử để đánh giá khả năng vận hành của van.

Các tiêu chí lựa chọn van cổng

Tất cả các loại van cổng đều có chức năng kiểm soát dòng chảy bên trong lưu chất. Tuy nhiên, mỗi loại van cửa sẽ có đặc tính khác nhau và trong từng hệ thống, cần dựa vào yêu cầu về nhiệt độ, áp suất,… để chọn được thiết bị phù hợp.

Nếu không có kinh nghiệm chọn Gate Valve, những thông tin sau đây sẽ vô cùng hữu ích với quý khách hàng:

1. Xác định loại van

Van cổng được sử dụng với mục đích kiểm soát dòng chảy, không dùng để điều tiết lưu chất. Cần xác định mục đích sử dụng van để chọn thiết bị cho phù hợp. Nếu cần loại van thực hiện được cả hai chức năng, van bướm sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

Ngoài ra, cũng cần xác định ngân sách, diện tích, vị trí lắp đặt van và yêu cầu của hệ thống (hệ thống phi tự động hóa/hệ thống tự động) để chọn được loại van tương ứng. Những tiêu chí này sẽ giúp quý khách hàng xác định nên chọn van cửa hay các loại van khác và nên chọn loại nào (van cổng ty chìm/ty nổi, gang/inox/thép/nhựa, tay quay/điều khiển khí nén/điều khiển điện).

2. Xác định kiểu kết nối

Sau khi xác định được loại van cổng, cần xác định kiểu kết nối. Với những hệ thống có kích thước nhỏ hơn DN100, có thể lựa chọn van nối ren. Ngược lại, những hệ thống có kích thước lớn hơn, nên sử dụng loại lắp bích hoặc dạng hàn để đảm bảo độ kín khít, ổn định.

Đa phần van cổng nối ren đều được làm từ chất liệu đồng. Bởi đồng có khả năng uốn dẻo tốt có thể chế tác ren với độ chính xác cao. Nhờ vậy, tính ổn định và độ kín khít sẽ cao hơn so với những chất liệu khác. Ngoài ra, cần chú ý tiêu chuẩn mặt bích BS, JIS, DIN, ANSI,… để đảm bảo vừa với lỗ bu lông của đường ống.

3. Xác định lưu chất

Van cổng có thể sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Việc xác định lưu chất sẽ giúp thiết bị hoạt động hiệu quả, ổn định và tăng tuổi thọ. Nếu lựa chọn van có chất liệu không phù hợp, van sẽ bị hư hỏng sau một thời gian ngắn sử dụng.

Van cổng gang là lựa chọn trong nhiều hệ thống bởi khả năng chống mài mòn tốt và giá thành rẻ. Đặc biệt, van gang sẽ phù hợp với hệ thống cấp nước sạch, xử lý nước thải,… Trong môi trường nước sạch và môi trường có tính ăn mòn cao, van cổng nhựa là lựa chọn tối ưu.

Với những hệ thống đòi hỏi khả năng chịu áp lực và nhiệt độ cao, nên lựa chọn van cổng thép. Van cổng inox thường được dùng trong hệ thống đòi hỏi tính vệ sinh, vô trùng cao như nhà máy sản xuất thực phẩm, thức uống,…

4. Xác định áp lực của hệ thống

Mỗi hệ thống sẽ có áp lực lưu chất khác nhau. Để lựa chọn loại van phù hợp, cần xác định áp lực của dòng lưu chất để mua van cổng có áp lực làm việc tương ứng. Mua van có áp lực lớn hơn sẽ gây tổn hao chi phí, trong khi đó mua thiết bị có áp lực không đủ sẽ dẫn đến nhiều sự cố trong quá trình sử dụng.

5. Phương pháp vận hành

Van cổng có thể được vận hành bằng tay hoặc vận hành tự động. Trong hệ thống đường ống có kích thước nhỏ, nên ưu tiên dùng van cổng vận hành bằng tay để tối ưu chi phí. Với hệ thống tự động hóa, đường ống có kích thước quá lớn,… van cổng điều khiển điện hoặc điều khiển khí nén là lựa chọn tối ưu.

cấu tạo van cổng
Lựa chọn Gate Valve cần xác định loại van, kiểu kết nối, lưu chất, áp lực hệ thống,…

Tổng Kho Van – Nhà phân phối van cổng chính hãng, giá tốt

Tổng Kho Van là nhà phân phối van cổng chính hãng với giá bán cạnh tranh, ưu đãi nhất hiện nay. Tính đến nay, chúng tôi đã có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành van công nghiệp. Trải qua nhiều khó khăn và thử thách, chúng tôi đã hoàn thiện hơn với dịch vụ hoàn chỉnh, sản phẩm có chất lượng tối ưu, chi phí cạnh tranh, chính sách bán hàng minh bạch.

Hiện chúng tôi đang phân phối van cổng chính hãng của những thương hiệu nổi tiếng như YDK, BTL, ARV, Wonil, Wahsin,… Các sản phẩm do Tổng Kho Van cung cấp, phân phối đều được nhập khẩu chính hãng, hoàn toàn không qua đơn vị trung gian.

Hàng hóa có đầy đủ CO, CQ, giá bán cạnh tranh và ưu đãi. Tổng Kho Van có mối quan hệ hợp tác với nhiều hãng van cổng nổi tiếng nên chúng tôi có thể đàm phán được giá tốt nhất cho khách hàng. Sở hữu kho hàng rộng đến hàng nghìn m2, chúng tôi luôn có sẵn một lượng lớn hàng hóa để đáp ứng nhu cầu về vật tư chỉ trong một thời gian ngắn.

Nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn tận tình cho khách hàng về sản phẩm, chính sách giao hàng, đổi trả, bảo hành,… Ngoài ra, khâu chăm sóc sau khi bán hàng cũng được Tổng Kho Van chú trọng để có thể mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Van cổng có nhiệm vụ đóng – mở lưu chất bên trong hệ thống đường ống. Với ưu điểm không làm sụt áp và không ảnh hưởng đến lưu lượng của lưu chất bên trong, thiết bị này được sử dụng vô cùng phổ biến. Nếu quan tâm đến sản phẩm, quý khách hàng có thể liên hệ với Tổng Kho Van để được tư vấn, báo giá tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *