Electric Actuator (Bộ Điều Khiển Điện) là gì? Cấu tạo, phân loại, ứng dụng

Electric Actuator hay còn được gọi là bộ điều khiển điện, là thiết bị có chức năng truyền điện nhằm mục đích điều khiển các thiết bị trong hệ thống hoạt động. Việc ứng dụng dòng thiết bị này giúp quá trình làm việc mang lại hiệu suất cao hơn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Để nắm rõ hơn về đặc điểm cấu tạo, phân loại, ứng dụng thực tế của sản phẩm, xin mời quý bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về thiết bị Electric Actuator

Trước hết chúng ta cần nắm rõ khái niệm Electric Actuator, đây là một bộ truyền động có nhiệm vụ và chức năng tiếp nhận các nguồn năng lượng như thủy lực, khí nén, điện áp…để chuyển đổi thành năng lượng cơ năng và giúp cho các thiết bị có khả năng vận hành.

Thiết bị Electric Actuator được lắp đặt ở rất nhiều các hệ thống, chẳng hạn như các loại van công nghiệp phục vụ dây chuyền sản xuất, các loại động cơ xe, thang tự động…Sử dụng thiết bị này sẽ giúp hệ thống vận hành một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu suất công việc cao, tiết kiệm được sức người. Hiện nay thiết bị Electric Actuator có hai loại cơ bản đó là bộ điều khiển điện và bộ truyền động khí nén. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu về bộ điều khiển điện.

Electric Actuator hay còn có nhiều tên gọi khác như bộ điều khiển điện, thiết bị truyền động điện. Thiết bị sử dụng điện áp để vận hành các loại máy móc có trong hệ thống. Bộ phận này có chức năng tiếp nhận điện áp vừa đủ và sau đó chuyển hóa thành cơ năng, từ đó khởi động các thiết bị đưa hệ thống đi vào làm việc.

Electric Actuator
Thiết bị Electric Actuator hiện đang có sẵn hàng số lượng lớn tại Tổng Kho Van

Thông thường mức điện áp mà thiết bị này sử dụng thường dao động trong khoảng 12V, 24V, 110V, 220V, 380V…Tùy vào từng quy mô hệ thống mà lựa chọn nguồn điện sử dụng cho thích hợp, bởi vì mỗi loại thiết bị truyền động điện sẽ có mức điện áp tương ứng khác nhau.

Bộ điều khiển điện mang nhiều đặc tính vượt trội như tiết kiệm được nhiều công sức, dễ dàng vận hành, hiệu quả công việc cao, độ chính xác tuyệt vời…Tuy nhiên thiết bị này có giá thành khá cao, đồng thời khi sử dụng tiêu tốn khá nhiều nguồn năng lượng.

Nếu đang có nhu cầu tìm kiếm và sử dụng dòng thiết bị Electric Actuator thì Tổng Kho Van là một sự lựa chọn hàng đầu. Tại đây các sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, kiểu vận hành…đặc biệt được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới với giá thành tốt, ổn định nên mọi người yên tâm lựa chọn sử dụng.

Thông số kỹ thuật của thiết bị Electric Actuator

Mỗi loại thiết bị truyền động điện sẽ có thông số kỹ thuật riêng biệt. Dựa vào bảng thông số kỹ thuật chúng ta sẽ nắm rõ được các yếu tố như điện áp sử dụng, phương thức hoạt động, thời gian đóng mở, nhiệt độ làm việc…Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật chung của Electric Actuator, mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn.

BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA THIẾT BỊ ELECTRIC ACTUATOR
Điện áp sử dụng:12V, 24V, 110V, 220V, 380V…
Tiêu chuẩn động cơ:IP67
Phương thức hoạt động:Kiểu tuyến tính, kiểu ON/OFF
Nhiệt độ làm việc:Tối đa 80 độ C
Thời gian đóng mở:Trung bình 10 giây
Ứng dụng:Điều khiển các thiết bị, máy móc, van công nghiệp
Chứng chỉ:CQ, CO
Xuất xứ:Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, các nước Châu Âu…
Bảo hành:12 tháng

Đặc điểm cấu tạo của thiết bị Electric Actuator

Electric Actuator là dòng thiết bị được thiết kế nhỏ gọn, nhìn bên ngoài thấy khá đơn giản, nhưng bên trong lại tích hợp rất nhiều các bộ phận phức tạp. Trên thực tế Electric Actuator được cấu thành bởi 8 bộ phận cơ bản sau đây:

Electric Actuator
Sơ đồ cấu tạo các bộ phận của thiết bị Electric Actuator
  • Vỏ ngoài: Đây chính là vỏ thiết bị được chế tạo từ các chất liệu có khả năng cách điện, chống ăn mòn, gỉ sét tốt như nhựa cao cấp, kim loại nhôm. Bộ phận này có chức năng bảo vệ toàn bộ các chi tiết nhỏ ở bên trong tránh được các lực mạnh hoặc tác động xấu từ môi trường ngoài như bụi bẩn, mưa gió gây hư hỏng, đồng thời kéo dài thời gian sử dụng.
  • Mạch điện tử: Bộ phận này được sản xuất từ các vi mạch hiện đại nên có độ chính xác cao. Mạch điện tử có chức năng tiếp nhận nguồn điện truyền tới, từ đó thông báo đến phòng điều khiển.
  • Công tắc quan sát: Thông qua bộ phận này chúng ta sẽ dễ dàng thấy được trạng thái đóng mở của van trong quá trình vận hành.
  • Công tắc hành trình: Tất cả quá trình hoạt động của thiết bị đều được bộ phận công tắc hành trình kiểm soát. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình vận hành, công tắc hành trình sẽ thực hiện chức năng đóng ngắt nguồn điện để tránh tình trạng quá tải, nóng thiết bị gây cháy nổ nguy hiểm.
  • Bộ phận tay quay: Phòng trường hợp xảy ra các sự cố mất điện, hư hỏng công tắc điều khiển nên người ta đã thiết kế thêm bộ phận tay quay. Nếu không may gặp các sự cố không mong muốn, người vận hành sẽ sử dụng sức người để điều khiển bộ phận tay quay này, đảm bảo vận hành hết chu kỳ hoạt động của hệ thống.
  • Trục răng chuyền, bánh răng truyền lực: Điện năng khi được cung cấp vào hệ thống sẽ được chuyển đổi thành cơ năng, sau đó tiếp tục đi qua bộ phận bánh răng để đi vào các van công nghiệp hay thiết bị được lắp đặt sẵn giúp hệ thống vận hành.
  • Motor điện, tụ điện: Đây chính là bộ phận tiếp nhận và chuyển đổi thành điện năng.
  • Gioăng làm kín: Tương tự như các loại van công nghiệp, bộ phận gioăng làm kín thường được làm từ chất liệu cao su và được lắp đặt vào các vị trí kết nối của các thiết bị nhằm mục đích đảm bảo độ kín khít cho hệ thống, tránh tình trạng rò rỉ lưu chất trong quá trình vận hành.

Tuy được thiết kế khá đơn giản, nhưng bên trong các bộ phận được liên kết với nhau rất chặt chẽ nên thiết bị có khả năng hoạt động ổn định, chính xác tuyệt đối.

Phân loại Electric Actuator

Để phân loại Electric Actuator người ta thường dựa vào hai yếu tố cơ bản đó là hình dáng bên ngoài và kiểu vận hành. Cụ thể các phân loại như sau:

Phân loại dựa vào kiểu vận hành:

Dựa vào kiểu vận hành Electric Actuator được chia làm hai loại đó là bộ truyền động điện dạng ON/OFF và bộ truyền động điện kiểu tuyến tính, cụ thể:

  • Bộ truyền động điện dạng ON/OFF: Thiết bị này được vận hành bằng chuyển động quay. Chúng có khả năng đóng mở hoàn toàn và được lắp đặt trong các hệ thống van công nghiệp. Khi được cấp một lượng điện năng vào bộ truyền động, phần điện năng này sẽ được chuyển hóa tạo thành động năng và tiếp tục truyền qua các bánh răng làm cho bộ phận trục quay. Sau khi đi vào quá trình vận hành, điện năng cung cấp sẽ tự động ngắt và giữ cho các thiết bị hoạt động ở mức ổn định, hiệu quả.
  • Bộ truyền động điện dạng tuyến tính: Kiểu vận hành này thường thích hợp với những hệ thống có sử dụng các loại van công nghiệp điều tiết lưu lượng dòng chảy. Thiết bị được thiết kế các mạch điện tỉ mỉ, cẩn thận, linh hoạt vì vậy hiệu quả công việc mang lại cao. Đặc biệt có khả năng đóng/ mở theo nhiều góc độ, điều chỉnh được lưu lượng của lưu chất đi qua van như mong muốn.
Bộ điều khiển điện
Hình ảnh thiết bị Electric Actuator vận hành kiểu ON/OFF.

Phân loại dựa vào kiểu chuyển động

Dựa vào kiểu dáng bên ngoài cũng như kiểu chuyển động, thiết bị Electric Actuator cũng được chia làm hai loại cơ bản đó là bộ truyền động điện dạng thẳng và bộ truyền động điện dạng quay, cụ thể từng loại như sau:

  • Bộ truyền động điện dạng thẳng: Như tên gọi, thiết bị cung cấp chuyển động ở dạng thẳng. Cụ thể là chúng sẽ chuyển động tịnh tiến lên xuống để điều khiển các thiết bị. Ở dạng này, thiết bị thường thích hợp lắp đặt với các hệ thống van cầu, van cổng.
  • Bộ truyền động điện dạng quay: Ở dạng này thiết bị được thiết kế chuyển động dạng quay, chúng thích hợp lắp đặt đối với các hệ thống có sử dụng van bướm, van bi nhằm mục đích điều tiết lưu lượng dòng chảy của lưu chất hoạt động hiệu quả.

Có thể nói thiết bị Electric Actuator được chia làm nhiều loại khác nhau nên trước khi lắp đặt chúng ta cần dựa vào tính chất công trình, mục đích sử dụng, các thiết bị đi kèm hệ thống để chọn được sản phẩm thích hợp nhất, từ đó mới đem lại hiệu quả công việc cao như mong muốn.

Nguyên lý làm việc của thiết bị Electric Actuator

Như đã chia sẻ, bộ điều khiển điện (Electric Actuator) có hai kiểu hoạt động cơ bản đó là kiểu tuyến tính và kiểu ON/OFF. Mỗi kiểu khác nhau sẽ có phương pháp vận hành riêng biệt, cần nắm rõ nguyên lý làm việc của thiết bị để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp với hệ thống.

Kiểu vận hành ON/OFF

Đối với kiểu vận hành ON/OFF khi ở trạng thái bình thường, trên thanh trạng thái sẽ xuất hiện dòng chữ Close để giúp người dùng biết được thiết bị đang đóng. Khi có nguồn điện được cấp vào chúng sẽ di chuyển đến mạch điện. Theo cấu tạo, dòng điện này sẽ di chuyển đến bộ phận motor điện và tạo ra chuyển động xoắn dẫn đến các thiết bị liên quan và chúng sẽ bắt đầu đi vào hoạt động.

Khi hoàn thành nhiệm vụ muốn đóng van, chúng ta cần thực hiện cung cấp một lượng điện áp cần thiết. Lúc này motor sẽ tạo nên một lực momen xoắn theo chiều ngược lại lúc ban đầu và đóng van, tất cả các thiết bị ngưng hoạt động. Quy trình đóng/ mở hoàn tất, bộ phận công tắc hành trình sẽ thực hiện nhiệm vụ ngắt nguồn điện hoàn toàn để tránh hiện tượng om điện gây cháy nổ rất nguy hiểm.

Electric Actuator
Cần dựa vào tính chất của hệ thống để lựa chọn Electric Actuator có kiểu vận hành phù hợp

Kiểu vận hành tuyến tính

Bộ điều khiển điện dạng tuyến tính được xem là sự lựa hàng đầu dành cho các hệ thống sử dụng van công nghiệp có chức năng điều tiết lưu lượng của lưu chất. Bình thường van sẽ ở trạng thái đóng, khi cung cấp một lượng điện áp định mức vào thiết bị sẽ làm cho tủ điều khiển hoạt động. Điều đặc biệt là bộ phận điều khiển sẽ tác động và quy định lưu chất đi qua van ít hay nhiều thông qua góc độ mở/ đóng lớn hay nhỏ của van.

Khi muốn đóng hệ thống, người vận hành chỉ cần cấp một nguồn điện vừa đủ theo chu trình đóng, Electric Actuator cũng sẽ thực hiện các thao tác như lúc vận hành. Điểm khác biệt ở đây là chúng được thực hiện theo chiều ngược lại hoàn toàn, lúc này toàn bộ hệ thống sẽ ngưng hoạt động và trở lại trạng thái ban đầu.

Ưu điểm vượt trội của thiết bị Electric Actuator

Bộ điều khiển điện được xem là thiết bị vô cùng quan trọng được lắp đặt trong các hệ thống giúp cho các loại máy móc vận hành nhanh chóng, đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Dòng thiết bị này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Sản phẩm được thiết kế nhỏ gọn nhưng mang tính chất hiện đại nên thích hợp với nhiều hệ thống công trình, nhiều vị trí khác nhau. Ngoài ra bộ điều khiển điện có hình dạng nhỏ gọn nên giúp tiết kiệm được nhiều diện tích, thích hợp lắp đặt mọi vị trí.
  • Mức điện áp sử dụng dao động từ 24V đến 380V nên thích hợp với nhiều quy mô công trình lớn nhỏ khác nhau.
  • Bộ điều khiển điện được thiết kế phù hợp với nhiều loại máy móc, thiết bị, đặc biệt là các loại van công nghiệp trong các hệ thống công trình. Chính vì vậy mà hệ thống được vận hành nhanh chóng, mang lại năng suất công việc cao.
  • Có khả năng điều khiển hệ thống từ xa nên có thể lắp đặt ở những vị trí mang tính chất nguy hiểm như trên cao, dưới sâu, nơi có môi chất độc hại có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người vận hành bằng phương pháp thủ công.
  • Được thiết kế hiện đại, tỉ mỉ nên giúp cho hệ thống hoạt động êm ái, nhẹ nhàng, không bị rung lắc hay gây ra nhiều tiếng ồn lớn trong quá trình vận hành.
  • Dòng thiết bị này có khả năng điều tiết lưu lượng chính xác, mang lại hiệu quả cao, vì vậy thích hợp với các hệ thống van công nghiệp cần thực hiện chức năng này.
  • Quá trình bảo dưỡng thiết bị khá đơn giản, vì vậy mà chi phí bảo dưỡng thấp, giúp người dùng tiết kiệm được nhiều chi phí.

Tuy sở hữu khá nhiều ưu điểm vượt trội nhưng bộ điều khiển điện vẫn còn có nhiều điểm hạn chế. Cần nắm rõ những vấn đề này để giúp hệ thống hoạt động một cách tốt nhất, cụ thể:

  • So với các phương thức điều khiển khác như bằng thủ công, bộ điều khiển khí nén thì bộ điều khiển điện có chi phí lắp đặt cao hơn vì vậy chi phí đầu vào cao.
  • Cần năng lượng điện cung cấp cho thiết bị để giúp hệ thống hoạt động, do đó tốn chi phí sử dụng điện năng.

Ứng dụng thực tế của bộ điều khiển điện

Các loại máy móc, đặc biệt là các loại van công nghiệp như van bướm, van bi, van cầu, van cổng…đều là các thiết bị cần sự góp mặt của bộ điều khiển điện để giúp hệ thống vận hành nhanh chóng, hiệu suất mang lại cao hơn, đồng thời tiết kiệm được nhiều khoản chi phí khác.

Trên thực tế, bộ điều khiển điện thường được ứng dụng trong các lĩnh vực như:

Electric Actuator
Electric Actuator chủ yếu được lắp đặt ở những hệ thống có sử dụng các loại van công nghiệp
  • Ứng dụng trong các hệ thống PCCC tự động, các hệ thống điều khiển tưới tiêu, điều khiển bơm nước…
  • Lắp đặt trong các ngành sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, đồ uống các loại…thông qua quá trình sản xuất, vận chuyển lưu chất, đóng chai.
  • Sử dụng trong các hệ thống sản xuất thiết bị, phụ tùng, linh kiện liên quan đến các ngành công nghiệp như ô tô, đóng tàu, hàng hải.
  • Ứng dụng trong các hệ thống làm việc có áp lực và nhiệt độ cao như khí nén, hơi nóng (lò hơi, nồi áp suất, nồi hơi).
  • Ứng dụng trong các hệ thống nhà máy cấp thoát nước, nhà máy năng lượng như nhiệt điện, thủy điện.
  • Lắp đặt trong các hệ thống nhà máy sản xuất bột giấy, hóa chất, nhà máy chế biến gỗ.
  • Lắp đặt trong các  hệ thống sản xuất, vận chuyển và lọc hóa dầu, nhiên liệu, khí tự nhiên, xăng dầu.

Một số lưu ý khi sử dụng Electric Actuator

Để quá trình lựa chọn, lắp đặt cũng như sử dụng thiết bị Electric Actuator mang lại hiệu quả cao nhất, người dùng cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây:

  • Đầu tiên cần lựa chọn những đại lý, cơ sở cung cấp thiết bị uy tín để mua được hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng, đúng giá, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
  • Dựa vào các yếu tố như môi chất, tính chất, quy mô công trình, áp suất, nhiệt độ làm việc để lựa chọn sản phẩm có thông số số kỹ thuật, kiểu vận hành sao cho phù hợp. Điều này không chỉ giúp mang lại hiệu quả công việc cao mà còn kéo dài tuổi thọ thiết bị.
  • Khi lắp đặt cần chú ý thực hiện một cách cẩn thận, chính xác tuyệt đối. Bởi vì bộ điều khiển điện được hoạt động dựa vào nguồn điện năng cung cấp vào. Do đó nếu bị chập điện có thể gây ra tình trạng cháy nổ rất nguy hiểm.
  • Trong quá trình sử dụng nên thường xuyên kiểm tra, theo dõi và bảo dưỡng định kỳ thiết bị để sớm phát hiện ra những hỏng hóc, sự cố…từ đó sớm có hướng xử lý kịp thời, đúng đắn.

Tổng Kho Van – Địa chỉ cung cấp Electric Actuator tốt nhất trên thị trường.

Do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng nên dòng sản phẩm Electric Actuator ngày càng được nhiều các đại lý lớn nhỏ phân phối. Chính vì điều này nên làm cho nhiều người lo lắng, băn khoăn không biết nên mua hàng ở đâu tốt nhất, giá cả phù hợp.

Hiểu rõ được nhu cầu cũng như mong muốn của mọi người nên Tổng Kho Van đã nhập khẩu các thiết bị, phụ tùng từ các hãng nổi tiếng trên trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn quốc, Nhật Bản, Malaysia…để cung cấp đến người dùng.

Electric Actuator
Hiện tại Tổng Kho Van đang phân phối dòng thiết bị Electric Actuator với giá tốt nhất

Tất cả các sản phẩm tại đây đều đạt chất lượng cao, giá thành hợp lý vì vậy người dùng yên tâm lựa chọn sử dụng. Ngoài ra khi mua hàng tại Tổng Kho Van, quý khách hàng còn được hỗ trợ giao hàng tận nơi, tư vấn miễn phí, hỗ trợ giá tốt nhất nếu mua hàng với số lượng lớn.

Ngoài bộ điều khiển điện, tại đây còn cung cấp thêm nhiều các sản phẩm, thiết bị liên quan khác như y lọc, rọ bơm, khớp chống rung, phụ kiện hàn, phụ kiện ren, các loại ống…nếu có nhu cầu quý khách hàng có thể tham khảo.

Nếu còn thắc mắc về sản phẩm bộ điều khiển điện hoặc có nhu cầu báo giá, đặt hàng, xin mời quý khách hàng liên hệ ngay HOTLINE: 098 1805 266 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, đặt hàng sớm nhất.

Tham khảo một số loại van điều khiển điện:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *