Van Cầu Điều Khiển Điện: Cấu Tạo, Cách Thức Hoạt Động, Ứng Dụng

Van cầu điều khiển điện vận hành nhờ vào bộ truyền động điện, van có chức năng đóng, mở và điều tiết lưu lượng của dòng chảy bên trong hệ thống đường ống. Hiện tại thiết bị này đang được Tổng Kho Van phân phối với nhiều kích cỡ, chất liệu khác nhau. Việc nắm rõ thông số kỹ thuật, đặc tính, ứng dụng của van sẽ giúp người dùng lựa chọn được một sản phẩm phù hợp nhất với công trình.

Van cầu điều khiển điện là gì?

Van cầu điều khiển điện (Electric control globe valves) là một thiết bị hoạt động và vận hành nhờ vào bộ điều khiển điện. Bộ điều khiển điện này có hai loại cơ bản đó là loại đóng mở tuyến tính và ON/ OFF. Khi có dòng điện chạy qua thì bộ điều khiển này sẽ tác động và làm cho bộ phận trục van xoay, kéo theo đó là phần đĩa van được nâng lên tạo nên một khoảng trống giúp lưu chất đi qua.

So với các loại van cầu điều khiển bằng thủ công mất thời gian và công sức, đóng mở chậm thì dòng van cầu này giúp tiết kiệm công sức vận hành, thời gian đóng mở nhanh hơn, hiệu quả công việc cao. Tuy nhiên dòng van này có chi phí đầu vào cao nên ít được sử dụng. Chúng thường được ứng dụng trong các hệ thống môi chất độc hại, diện tích nhỏ hẹp, vị trí làm việc và vận hành khó khăn.

Van cầu điều khiển điện
Van cầu điều khiển điện hiện đang được Tổng Kho Van cung cấp và phân phối đủ mọi kích cỡ

Tương tự như các dòng van cầu khác, van cầu điều khiển điện có chức năng đóng/ mở dòng chảy, đồng thời điều tiết lưu lượng dòng chảy bên trong hệ thống hoạt động hiệu quả. Van được thiết kế đa dạng về kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu sản xuất…do đó có thể đáp ứng được nhiều môi trường làm việc khác nhau.

Tuy giá thành cao, mức độ phổ biến không bằng các dòng van cầu khác như van cầu điều khiển khí nén, van cầu điều khiển thủ công. Tuy nhiên đây lại là một thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống sản xuất công nghiệp quy mô lớn, mang tính chất hiện đại nên được các chủ đầu tư, doanh nghiệp lớn lựa chọn.

Nếu đang có nhu cầu tìm kiếm và sử dụng dòng sản phẩm này, xin mời quý khách hàng đến ngay Tổng Kho Van để được xem hàng trực tiếp hoặc liên hệ ngay HOTLINE: 098 1805 266 để được tư vấn kỹ hơn.

Thông số kỹ thuật của van cầu điều khiển điện

BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHUNG CỦA VAN CẦU ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN
Kích thước: DN10 – DN1200
Chất liệu:Gang, inox, đồng, thép
Kiểu kết nối:Nối ren, mặt bích, kiểu hàn
Tiêu chuẩn kết nối:DIN, BS, JIS, ANSI
Điện áp:24V, 220V, 380V
Gioăng làm kín:EPDM, PTFE
Áp lực làm việc:PN10 – PN40
Nhiệt độ làm việc:Tối đa 250 độ C
Môi trường sử dụng:Chất lỏng, hơi, khí, gas
Phương thức hoạt động:Tuyến tính, ON/ OFF
Tiêu chuẩn bảo vệ:IP68

Đặc điểm cấu tạo của van cầu điều khiển điện

Để có được một thiết bị van cầu điều khiển bằng điện hoàn chỉnh cần có sự góp mặt của các bộ phận như thân van, đĩa van, trục van, gioăng làm kín, bộ điều khiển điện. Cụ thể các bộ phận như sau:

Van cầu điều khiển điện
Bộ phận tay quay được thay thế bằng bộ phận điều khiển điện giúp nâng cao hiệu suất công việc
  • Thân van: Bộ phận này có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ các thiết bị khác ở bên trong hệ thống van tránh được các tác động xấu từ bên ngoài môi trường tác động vào. Chất liệu tạo nên thân van có thể là thép, gang, inox, phía bên ngoài thân van còn được bao phủ bởi một lớp Epoxy nên vừa có khả năng chống chịu nhiệt độ, áp suất cao vừa chống oxy hóa, ăn mòn tốt.
  • Đĩa van: Chất liệu tạo nên bộ phận đĩa van thường là inox 304, 316, đây là những vật liệu thuộc dạng cao cấp nên giá thành van khá đắt. Đây cũng chính là phần tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với môi chất trong đường ống nên dễ bị ăn mòn, vì vậy cần sử dụng inox để chế tạo nhằm tránh được sự ăn mòn gây ảnh hưởng đến van.
  • Trục van: Bộ phận này có nhiệm vụ kết nối và truyền lực từ bộ phận điều khiển xuống đĩa van giúp hệ thống đóng mở. Thông thường trục van sẽ phải chịu áp lực nhiều nên sẽ được ưu tiên dùng các chất liệu hợp kim có độ bền cứng cao để phù hợp với các môi trường làm việc khắt khe.
  • Gioăng làm kín: Chất liệu tạo nên gioăng làm kín thường là cao su mềm, do đó vừa có tính đàn hồi tốt vừa chống ăn mòn hiệu quả. Bộ phận này thường được lắp đặt ở bên trong phần nắp van nhằm mục đích giúp cho hệ thống đảm bảo độ kín, tránh hiện tượng rò rỉ lưu chất.
  • Bộ điều khiển điện: Đây chính là bộ phận điều khiển và vận hành van, chúng sẽ hoạt động khi được cấp một lượng điện áp định mức, thông thường sẽ dao động trong khoảng 24V, 220V và 380V. Bộ phận điều khiển này được thiết kế đầy đủ công tắc hành trình, bảng mạch điều khiển, công tắc quan sát, tiêu chuẩn bảo vệ IP68…

Nguyên lý làm việc của van cầu điều khiển điện

Trên thực tế van cầu điều khiển bằng điện vận hành và hoạt động tương tự như các dòng van công nghiệp khác. Khi được cung cấp điện áp, bộ điều khiển điện sẽ tạo momen xoắn và tác dụng lực lên bộ phận trục van từ đó van có thể thực hiện đóng mở. Tuy nhiên, dựa vào phương thức hoạt động kiểu tuyến tính hay hay kiểu công tắc ON/OFF mà hệ thống van cầu có nguyên lý làm việc khác nhau, cụ thể:

  • Đối với kiểu ON/ OFF: Đây được xem là dạng van cầu điều khiển điện phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Ở dạng này van hoạt động theo kiểu mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn. Van chủ yếu được ứng dụng trong các hệ thống sản xuất công nghiệp lớn như nhà máy, xí nghiệp, công ty.
  • Đối với dạng tuyến tính: Ở dạng này rất ít khi được sử dụng, đây là kiểu điều khiển van đóng mở một góc theo yêu cầu. Ngoài khả năng cho lưu chất đi qua thì van cầu điều khiển dạng tuyến tính còn có nhiệm vụ điều tiết lưu chất hoạt động sao cho hiệu quả.

Phân loại van cầu điều khiển điện

Mỗi loại van sẽ có những đặc điểm, tính chất và ứng dụng riêng biệt, do đó việc nắm rõ cách phân loại van sẽ giúp chúng ta biết cách lựa chọn van hiệu quả. Đối với van cầu điều khiển bằng điện thường được phân loại dựa vào các yếu tố như: Chất liệu chế tạo, kiểu dáng, chế độ làm việc, cách lắp đặt, cụ thể như sau:

Phân loại theo chất liệu van

Dựa trên yếu tố này thì van cầu điều khiển điện thường được chế tạo từ các vật liệu như inox, gang, thép, đồng, nhựa. Tùy thuộc vào từng môi chất mà lựa chọn chất liệu van cho thích hợp.

Van cầu điều khiển điện
Van cầu inox điều khiển điện thường phù hợp với những môi trường làm việc khắc nghiệt
  • Van cầu inox: Chất liệu inox có thể là inox 201/ 304/ 316, đây đều là những dòng vật liệu cao cấp nên không chỉ đạt tính thẩm mỹ cao mà còn có độ bền tốt, bền bỉ với thời gian. Tuy nhiên so với chất liệu gang hoặc nhựa thì inox thường có giá thành nhỉnh hơn.
  • Van cầu bằng gang: Van cầu gang thường được chế tạo với kích thước dao động từ DN50 – DN1200 nên có thể ứng dụng cho mọi hệ thống đường ống. Chất liệu gang có khả năng chống oxy hóa, ăn mòn tốt, chịu được nhiệt độ và áp suất cao nên thường được ứng dụng trong các môi chất như hơi nóng, xăng dầu, chất lỏng nước.
  • Van cầu bằng thép: Đối với dòng van cầu bằng thép thường được chế tạo với kích thước từ DN15 – DN500, thích hợp với nhiều hệ thống công trình. Tuy nhiên chất liệu théo thường có giá thành cao nên ít người lựa chọn sử dụng. Sản phẩm này thích hợp cho các môi chất dầu nóng, xăng dầu, hơi nóng.
  • Van cầu bằng đồng: Dòng van bằng đồng thường có đặc tính bền dẻo, van thường thích hợp trong các hệ thống đường ống có kích thước từ nhỏ đến trung bình, cụ thể từ DN10 – DN100, đồng thời được ứng dụng nhiều trong hệ thống có áp lực cao, ống nước, lò hơi.
  • Van cầu điều điều khiển điện bằng nhựa: Nhựa chế tạo nên van cầu điều khiển bằng điện thường là nhựa dẻo, có độ bền cao như PVC, cPVC, uPVC nên thích hợp với những môi trường làm việc khắc nghiệt như hóa chất có nồng độ cao, bazo, acid. Tuy nhiên dòng van này khá hiếm và ít được sử dụng trên thị trường hiện nay.

Phân loại theo kiểu dáng thiết kế

Dựa vào kiểu dáng thiết kế, dòng van cầu điều khiển bằng điện được chia làm 4 loại bao gồm: Dạng chữ ngã, dạng chữ Y, dạng góc và dạng bầu, cụ thể từng loại như sau:

Van cầu điều khiển điện
Van cầu điều khiển bằng điện dạng chữ ngã là dòng van cầu được ứng dụng phổ biến nhất
  • Dạng chữ ngã: Đây được xem là dòng van cầu điều khiển điện phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi vì hình dáng bên ngoài của van trông giống như một chiếc yên ngựa và dấu ngã. Dòng van này thích hợp sử dụng trong các hệ thống hơi nóng của các khu công nghiệp, lò hơi, xí nghiệp, nhà máy sản xuất.
  • Dạng chữ Y: Van cầu điều khiển bằng điện dạng chữ Y cũng là một dòng van khá phổ biến. Theo cấu tạo phần trục van được đặt theo phương nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ so với phần thân van, vì vậy trông rất giống chữ Y. Với cấu tạo đặc biệt này giúp cho lưu chất chảy qua đường một một cách hiệu quả, giảm được tối đa ma sát và sức cản của dòng chảy.
  • Dạng góc: Sở dĩ van cầu điều khiển bằng điện được gọi là dạng góc bởi vì theo cấu tạo phần trục van và đĩa van được thiết kế nằm vuông góc 90 độ. Điều này có tác dụng giúp cho dòng chảy của lưu chất có thể chuyển hướng với áp suất thấp hơn, đồng thời làm giảm đáng kể một lượng khớp nối ống và tiết kiệm bộ phận khuỷu tay ống cho hệ thống.
  • Dạng bầu: Van cầu điều khiển bằng điện dạng bầu có thiết kế và hình dáng cấu tạo bên ngoài khá giống với van cầu dạng chữ ngã. Ưu điểm của dòng van này là quá trình lắp đặt và sử dụng đơn giản, không quá phức tạp, tuy nhiên chỉ nên dùng cho các hệ thống đường ống có kích thước nhỏ đến trung bình.

Phân loại theo phương thức hoạt động

Có thể nói đặc điểm cơ bản để phân biệt dòng van cầu điều khiển bằng điện và van cầu điều khiển thủ công đó chính là phương thức hoạt động. Theo cấu tạo van cầu điều khiển thủ công được vận hành thông qua bộ phận tay quay và phải thực hiện bằng sức người, còn đối với dòng điều khiển điện được vận hành bằng điện năng theo hai dạng cơ bản đó là tuyến tính và ON/OFF.

  • Van cầu điều khiển điện dạng ON/ OFF: Đây được xem là dạng điều khiển phổ biến nhất hiện nay. Ở dạng ON/ OFF tức là trong quá trình làm việc van được đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn. Khi có nguồn điện được cấp vào bộ điều khiển, chúng sẽ bắt đầu hoạt động và tạo ra lực momen tác động trực tiếp vào van, thiết bị sẽ vận hành theo chiều đóng hoặc mở.
  • Van cầu điều khiển điện dạng tuyến tính: Theo cấu tạo bộ điều khiển tuyến tính được lắp ở vị trí trên van cầu nhằm mục đích đóng/ mở van theo một khoảng nhất định, chứ không hoàn toàn như dạng ON/ OFF. Ở dạng này rất ít khi sử dụng, bởi vì mục đích sử dụng của van cầu chủ yếu là đóng/ mở hoàn toàn lưu chất, ít trường hợp dùng để điều tiết dòng chảy, nếu như ứng dụng để điều tiết dòng chảy có thể dẫn đến tình trạng hư hỏng van, rò rỉ lưu chất ra bên ngoài.

Phân loại theo cách lắp đặt van

Dựa vào cách lắp đặt van thì dòng van cầu điều khiển bằng điện có hai kiểu lắp đó là dạng mặt bích và dạng lắp ren. Tùy thuộc vào từng kiểu lắp sẽ thích hợp với từng hệ thống đường ống lớn nhỏ khác nhau, cụ thể:

Van cầu điều khiển điện
Van cầu điều khiển bằng điện dạng lắp bích được ứng dụng nhiều trong các hệ thống đường ống lớn
  • Van cầu dạng lắp ren: Đối với kiểu lắp nối ren thường được thiết kế trong phạm vi DN10 – DN50, van chỉ được ứng dụng trong các hệ thống công trình có môi trường làm việc không quá khắt khe, áp suất thấp. Chất liệu tạo nên dạng lắp ren có thể là nhựa, inox, đồng nên có thể sử dụng được trong nhiều môi chất khác nhau.
  • Van cầu dạng lắp bích: Ở dạng lắp bích thường được thiết kế với kích cỡ lớn hơn, phù hợp với hệ thống đường ống từ DN50 trở lên. Mặt bích được thiết kế dựa trên tiêu chuẩn quốc tế như DIN, ANSI, BS, JIS. Dạng mặt bích thường được ứng dụng nhiều trong các hệ thống công nghiệp hiện đại, môi trường làm việc có nhiệt độ, áp suất cao. Ngoài ra với cấu tạo lớp gioăng kín giúp cho hệ thống được kín khít, hạn chế gặp hiện tượng rò rỉ lưu chất.

Ưu – nhược điểm của dòng van cầu điều khiển điện

Việc nắm rõ ưu, nhược điểm của thiết bị sẽ giúp người dùng biết cách sử dụng hiệu quả, đồng thời lựa chọn được một dòng van phù hợp nhất với hệ thống công trình. Đối với van cầu điều khiển bằng điện có những ưu điểm, nhược điểm cụ thể sau đây:

Ưu điểm:

  • Cách vận hành đơn giản nhanh chóng, mang lại hiệu suất công việc cao, không cần sử dụng đến sức người, tiết kiệm chi phí thuê nhân công.
  • Khả năng đóng mở nhanh chóng, dòng chảy lưu thông dễ dàng qua van.
  • So với van cổng, dòng van cầu điều khiển bằng điện có cơ chế đóng/ mở van với chu kỳ ngắn, điều này giúp tiết kiệm được một phần lực tác động lên trục quay.
  • Thiết bị có cấu tạo linh động, có thể tháo rời các chi tiết vì vậy việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng hay thay thế trở nên dễ dàng, đơn giản hơn nhiều, đồng thời tiết kiệm thời gian.
  • Ít bị hao mòn van bởi vì trong quá trình hoạt động, giữa dòng chảy của lưu chất và các bộ phận như ghế, đĩa van ít tạo ra lực ma sát.
  • Chất liệu được làm từ inox, gang, thép nên có khả năng chịu lực tốt, chống chịu được các yếu tố khắc nghiệt như áp suất, nhiệt độ cao. Việc đa dạng về chất liệu chế tạo cũng giúp cho thiết bị thích hợp hoạt động trong nhiều môi chất khác nhau.
  • Van cầu điều khiển bằng điện sở hữu kiểu lắp mặt bích nên sản phẩm đảm bảo độ kín khít cao, do đó đây chính là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống khí nén, máy sấy, lò hơi, lò hấp.

Nhược điểm:

Tuy mang nhiều đặc tính ưu việt nhưng dòng van cầu điều khiển điện vẫn còn gặp phải một vài nhược điểm đáng kể như:

  • Cần một nguồn năng lượng và áp lực tác động vào hệ thống đủ mạnh thì thiết bị mới có thể vận hành trơn tru. So với van cổng và các dòng van công nghiệp khác thì van cầu điều khiển bằng điện cần áp lực mạnh hơn.
  • Các chi tiết trên thân van có thể tháo rời linh hoạt, tiện lợi cho việc thay thế, sửa chữa. Tuy nhiên với nhiều chi tiết phức tạp nên trọng lượng của van khá nặng, ảnh hưởng đến quá trình di chuyển.
  • Dòng van này thích hợp với việc đóng mở cho lưu chất đi qua, không thích hợp với vai trò điều tiết lưu lượng dòng chảy của lưu chất.

Ứng dụng của van cầu điều khiển điện trong thực tế

Như đã đề cập, van cầu điều khiển bằng điện vận hành nhờ vào nguồn năng lượng điện, không cần sử dụng đến sức người. Chính vì vậy mà khả năng đóng mở van nhanh, hiệu suất công việc mang lại cao. Tuy nhiên với mức chi phí đầu vào khá cao nên chúng chỉ thích hợp với các hệ thống công trình có quy lớn, hiện đại. Một số ứng dụng thực tế của dòng van cầu điều khiển bằng điện được kể đến như:

Van cầu điều khiển điện
Van cầu điều khiển bằng điện dạng nối ren thường được lắp đặt trong các hệ thống đường ống kích thước nhỏ
  • Lắp đặt trong các hệ thống đường ống dẫn nước như nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp, tưới tiêu trên diện rộng.
  • Sử dụng trong các hệ thống đường ống vận chuyển hơi nóng, khí gas của các nhà máy nhiệt điện, khu công nghiệp sản xuất.
  • Ứng dụng trong các hệ thống khai thác và vận chuyển dầu nhiên liệu, lọc hóa dầu.
  • Được lắp đặt trong các hệ thống dầu bôi trơn của các thiết bị vận hành quy mô lớn, hiện đại.
  • Sử dụng trong các hệ thống thoát nước, thông hơi cho các khu công nghiệp, khu dân cư, khu sản xuất thực phẩm, hóa chất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về dòng van cầu điều khiển điện, mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó biết cách lựa chọn thiết bị sao cho phù hợp với hệ thống và đem lại hiệu quả cao. Mặc dù chi phí lắp đặt cao nên được ít người lựa chọn sử dụng, tuy nhiên đây lại chính là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống công trình có quy mô lớn.

Chính vì lý do này nên Tổng Kho Van đã nhập khẩu các sản phẩm van cầu điều khiển bằng điện để phục vụ nhu cầu của các công ty, doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm dòng sản phẩm này thì Tổng Kho Van là một địa điểm mua hàng uy tín, chất lượng không thể bỏ qua. Tại đây dòng van cầu điều khiển bằng điện có đầy đủ mọi kích thước, chất liệu, kiểu vận hành, đặc biệt giá thành hợp lý, cạnh tranh. Mọi người có thể thoải mái lựa chọn và yên tâm sử dụng. Mọi chi tiết xin liên hệ HOTLINE: 098 1805 266 để được tư vấn, hỗ trợ.

Có thể bạn muốn biết:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *