Van tàu biển (van hàng hải) | Các loại thông dụng và giá bán
Van tàu biển là các loại thiết bị được sử dụng để kiểm soát, lưu thông và điều tiết dòng chảy lưu chất trong các hệ thống tàu biển, đảm bảo sự hoạt động ổn định và lâu dài khi vận hành ngoài khơi nhiều tháng liền. Vậy có những loại van hàng hải phổ biến nào? Ứng dụng của chúng ra sao? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Van tàu biển là gì?
Tàu biển có nhiều loại, mỗi loại sẽ thực hiện chức năng riêng biệt như tàu đánh bắt, tàu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, tàu khai thác khoáng sản, tàu du lịch… đặc điểm chung của chúng đều là hoạt động những vùng biển xa đất liền, thời gian có thể lên đến nhiều tháng trời. Vì vậy, một hệ thống làm việc ổn định sẽ giúp quá trình sinh tồn trên biển trở nên dễ dàng hơn.
Van tàu biển (Marine Valve) hay còn được gọi là van hàng hải, đây là tên gọi chung cho những dòng van công nghiệp được sử dụng trên các hệ thống tàu biển. Vị trí lắp đặt chủ yếu của chúng là tại các hệ thống đường ống, có chức năng lưu chuyển và điều tiết dòng chảy lưu chất hiệu quả để đảm sự hoạt động ổn định cho toàn bộ hệ thống tàu, ngăn chặn các sự cố có thể xảy ra.
Các loại van này sẽ được sử dụng trong các hệ thống cấp thoát nước, các hệ thống cung cấp nhiên liệu, các hệ thống lọc nước, các hệ thống làm mát, làm lạnh, các hệ thống phòng cháy chữa cháy, các hệ thống bể chứa, bồn chứa…
Chất liệu sử dụng cũng vô cùng đa dạng như inox, gang, thép, đồng… đây đều là những loại vật liệu có độ bền cao, khả năng chống chịu tốt, sản xuất tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế để ứng dụng linh hoạt trong những môi trường có điều kiện khắc nghiệt như trên tàu.
Các loại van tàu biển được sử dụng phổ biến hiện nay
Có rất nhiều loại van công nghiệp được sử dụng trong các hệ thống tàu biển, mỗi loại sẽ được lắp đặt ở những vị trí khác nhau cũng như thực hiện những chức năng khác nhau. Dưới đây là một số thiết bị phổ biến nhất và giữ vai trò không thể thiếu trong hầu hết các hệ thống tàu biển.
1. Van cổng (Gate valve)
Một trong những dòng van công nghiệp cơ bản và thông dụng nhất, xuất hiện ở hầu hết các hệ thống sản xuất và dân dụng đó chính là van cổng.
Loại van này có chức năng đóng/ mở nhanh chóng, chính xác, thực hiện nhiệm vụ tương tự như một cánh cửa, chúng có thể mở ra, đóng vào dễ dàng để ngăn chặn hoặc cho phép dòng chảy di chuyển qua. Thiết bị này được lắp đặt chủ yếu trong các hệ thống chất lỏng như nước sạch, nước thải, nhiên liệu, phòng cháy chữa cháy…
Van cổng chỉ thực hiện đóng mở hoàn toàn, không sử dụng cho vai trò điều tiết. Lưu chất qua van cũng không bị giảm sút về tốc độ cũng như lưu lượng.
Có thể bạn quan tâm:
2. Van cầu (Globe valve)
Cũng tương tự như van cổng, van cầu được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống đường ống để vận chuyển lưu chất. Tuy nhiên, được thiết kế bộ phận chuyển hướng dòng chảy bên trong thân van, van cầu không chỉ thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn, lưu thông dòng chảy mà còn thực hiện nhiệm vụ điều tiết vô cùng chính xác. Sử dụng rộng rãi ở hầu hết môi trường lưu chất như chất lỏng, khí, hơi…
Chúng được thiết kế với đa dạng kích thước cho bạn thoải mái lựa chọn, quá trình đóng mở cũng tương đối dễ dàng thông qua tay quay vô lăng được lắp đặt bên ngoài thân van, khi muốn sử dụng, chỉ cần vặn tay quay là có thể đóng mở dễ dàng nên nhận được rất nhiều đánh giá cao từ người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm:
3. Van bướm (Butterfly valve)
Là loại van được sử dụng phổ biến trong các hệ thống đường ống để thực hiện nhiệm vụ lưu thông hoặc điều tiết dòng chảy lưu chất qua van.
Chúng có thiết kế với hình dạng khá đặc biệt, có dạng mỏng dẹt tương tự như một con bướm đang bay. Khi chưa lắp đặt, nhìn từ bên ngoài, chúng ta có thể quan sát được cả đĩa van và những bộ phận khác.
Đĩa van được thiết kế quay một góc 90 độ ngay tại vị trí trục van, chia cửa van thành hai khoảng trống bằng nhau để lưu chất có thể di chuyển vào hoặc ra hệ thống. Khi muốn thực hiện điều tiết, chỉ cần điều chỉnh góc độ quay của van là có thể hoàn thành.
Van bướm được sản xuất với đa dạng các loại vật liệu như inox, gang… Kết nối với hệ thống bằng phương thức wafer hoặc mặt bích và vận hành dễ dàng thông qua tay gạt, tay quay…
Có thể bạn quan tâm:
4. Van bi (Ball valve)
Van bi là dòng van tàu biển được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, thường dưới DN200. Chúng được lắp đặt chủ yếu trong các hệ thống chất lỏng, khí, hơi… để thực hiện nhiệm vụ lưu thông và điều tiết dòng chảy lưu chất hiệu quả.
Cơ chế hoạt động của thiết bị này chủ yếu dựa vào khả năng quay một góc 90 độ của đĩa van hình viên bi bên trong thân van. Bi van có dạng hình tròn, được khoét một lỗ xuyên tâm, lỗ này chính là vị trí mà lưu chất có thể trực tiếp di chuyển qua để vào bên trong hệ thống.
Khi lỗ xuyên tâm nằm vuông góc với dòng chảy, đường lưu thông bị đóng hoàn toàn, lưu chất không thể di chuyển vào bên trong hệ thống. Khi lỗ xuyên tâm được đưa về vị trí trùng với dòng chảy, lưu chất sẽ được lưu thông qua van bằng đường này.
Thiết bị van bi thường được vận hành chủ yếu bằng phương thức tay gạt, đây là kiểu vận hành đơn giản, không đòi hỏi nhiều chuyên môn mà ai cũng có thể thực hiện được. Ngoài ra, van cũng có thể được vận hành tự động bằng điều khiển điện hoặc khí nén.
Có thể bạn quan tâm:
5. Van 1 chiều (Check valve)
Van 1 chiều là thiết bị được lắp đặt chủ yếu trong các hệ thống bơm, nhất là những hệ thống bơm lưu chất lỏng lên trên cao nhằm ngăn chặn hiện tượng chảy ngược và búa nước gây hư hỏng đường ống.
Chúng được thiết kế với nhiều kiểu dáng như van 1 chiều lá lật, van 1 chiều lò xo, van 1 chiều bướm… và được vận hành hoàn toàn tự động thông qua áp lực dòng chảy lưu chất.
Khi có dòng lưu chất đi qua, lưu lượng và tốc độ dòng chảy mạnh sẽ đẩy cho đĩa van mở ra để lưu chất có thể được bơm vào hệ thống. Khi dòng lưu chất kết thúc, không còn chịu áp lực từ dòng chảy, đĩa van sẽ tự động đóng lại để giữ toàn bộ lượng lưu chất vừa đi vào hệ thống ở phía trong, tránh thất thoát và chạy ngược hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
6. Van an toàn (Safety valve)
Van an toàn là loại van hàng hải được sử dụng để đảm bảo an toàn trong các hệ thống đường ống, sử dụng hiệu quả trong nhiều môi trường lưu chất như chất lỏng, khí, hơi… có chức năng điều áp suất trong các hệ thống này luôn ổn định, ngăn chặn các hiện tượng nổ vỡ hệ thống trước khi xảy ra tình trạng quá tải áp.
Bên ngoài thân van được thiết kế một bộ phận căn chỉnh áp suất, mức áp suất được cài đặt ở đây sẽ quy định cho toàn bộ hệ thống bên trong. Trong quá trình vận chuyển lưu chất, lưu lượng và áp lực dòng chảy lớn sẽ khiến áp suất bên trong đường ống tăng cao đột ngột. Lúc này, van an toàn sẽ tự động mở ra để xả bớt lượng lưu chất bên trong ra ngoài môi trường hoặc quay trở về bể chứa cho đến khi hệ thống ổn định trở lại.
Có thể bạn quan tâm:
7. Van y lọc (Y strainers)
Y lọc là thiết bị được sử dụng để loại bỏ các loại rác thải, cặn bã, tạp chất có trong lưu chất, không cho phép chúng đi vào hệ thống để tránh xảy ra hiện tượng tắc nghẽn đường ống hoặc làm kẹt các thiết bị khác.
Bên trong y lọc hoàn toàn không có các bộ phận chuyển động, chỉ có một lưới lọc hình trụ tròn. Khi lưu chất di chuyển qua van, dòng chảy vẫn sẽ được lưu thông dễ dàng mà không bị cản trở, các loại rác thải sẽ được giữ lại tại lưới lọc.
Khi lưới lọc đầy, có thể dễ dàng tháo lưới lọc ra để vệ sinh, thiết kế này cho phép thiết bị sử dụng được lâu dài, ít xảy ra các sự cố hư hỏng.
Có thể bạn quan tâm:
8. Van xả khí (Air vent valve)
Van xả khí là một dòng van tàu biển được sử dụng khá phổ biến hiện nay, chúng được lắp đặt chủ yếu trong các hệ thống chất lỏng trên tàu như cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, các bể chứa dầu… có chức năng loại bỏ các loại khí nén dư thừa trong các hệ thống này ra ngoài, tránh xảy ra các hiện tượng quá tải khí làm căng, nổ hệ thống.
Khí nén có áp suất lớn hơn chất lỏng, vì vậy, lượng khí nén bên trong đường ống ngày càng tăng cao sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lưu thông lưu chất, khi nén ngày càng nhiều sẽ làm hệ thống bị căng, thậm chí là nỗ vỡ nếu không được xử lý kịp thời.
Vì vậy, người ta sẽ lắp đặt một van xả khí trong các hệ thống này. Chúng sẽ tự động theo dõi và kiểm soát môi trường bên trong hệ thống, nếu lượng khí nén tăng cao, các chuyển động cơ bên trong thân van sẽ làm van tự động mở ra và loại bỏ toàn bộ lượng khí dư ra ngoài.
Có thể bạn quan tâm:
9. Van phao (Float valve)
Van phao là loại van hàng hải để lắp đặt trong các hệ thống bể chứa, bồn chứa lưu chất lỏng như nước, nhiên liệu… trên tàu. Thiết bị này có chức năng kiểm soát và điều chỉnh lượng lưu chất trong các bể chứa này luôn trong trạng thái ổn định, ngăn chặn tình trạng thiếu hụt khi sử dụng.
Van phao được thiết kế với phần van cơ và phần phao van, phao van được thiết kế với thân van thông qua một cánh tay đòn. Phao được này được sản xuất từ inox, nhựa… có trọng lượng nhẹ, rỗng bên trong, được thả nổi lên trên bề mặt lưu chất. Khi lượng lưu chất bên trong bể ngày càng giảm, phao sẽ từ từ hạ xuống, điều này sẽ làm tác động đến đĩa van và trục van và thực hiện mở van để bơm lưu chất vào bên trong.
Khi lượng lưu chất được bơm đầy vào hệ thống, phao van sẽ nổi lên, lực tác động lên đĩa van và trục van sẽ mất đi, van quay về trạng thái đóng ban đầu. Quá trình đóng/ mở được diễn ra tự động, tuần hoàn mà không phụ thuộc vào bất cứ tác động nào từ bên ngoài, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí năng lượng.
Có thể bạn quan tâm:
10. Van giảm áp (Pressure reducing valve)
Van giảm áp là thiết bị được lắp đặt ở đầu vào hoặc đầu ra hệ thống, có chức năng điều chỉnh áp suất lưu chất trở về mức ổn định trước khi được vận chuyển ra ngoài hoặc qua một đường ống mới.
Bên ngoài thân van sẽ được thiết kế một bộ phận căn chỉnh áp suất, mức áp suất định mức này sẽ quy định cho toàn bộ áp suất qua van. Cho dù áp suất trong hệ thống có lớn đến đâu thì khi đi qua van đều sẽ được giảm về mức cài đặt này, giúp quá trình sản xuất diễn ra ổn định, tránh tính trạng quá tải áp tại vị trí đầu ra làm nổ vỡ đường ống.
Thiết bị được vận hành hoàn toàn tự động thông qua sự chênh lệch áp suất bên trong hệ thống, trước khi sử dụng, chỉ cần cài đặt về mức áp suất định mức là có thể hoàn thành.
Có thể bạn quan tâm:
Ứng dụng của van tàu biển
Các dòng van hàng hải có vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ thống tàu biển, nhờ những ưu điểm tuyệt vời của mình là chúng được ứng dụng trong những hệ thống sau:
- Các hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý nước thải trên tàu.
- Các bể chứa, bồn chứa nước nhiên liệu.
- Các hệ thống cung cấp xăng dầu, chất đốt…
- Các hệ thống bơm.
- Các hệ thống làm mát, làm lạnh trên tàu.
- Các hệ thống lọc nước.
- Các hệ thống phòng cháy chữa cháy trên tàu.
Tại sao nên mua con tàu biển chính hãng, giá tốt tại Tổng Kho Van?
Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, Tổng Kho Van tự hào vì trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân phối thiết bị, phụ kiện, van công nghiệp, nhận được nhiều tin tưởng từ người tiêu dùng. Có rất nhiều lý do để bạn lựa chọn mua van hàng hải tại doanh nghiệp của chúng tôi là:
- Cung cấp đa dạng các loại van công nghiệp thuộc nhiều chủng loại, mẫu mã, kích thước, chất liệu, đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
- Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu danh tiếng nước ngoài mà không qua bất cứ giai đoạn trung gian.
- Cung cấp đầy đủ giấy tờ, hóa đơn, chứng chỉ CO – CQ.
- Doanh nghiệp ủy quyền chính hãng tại thị trường Việt Nam với mức chiết khấu tốt, cung cấp đến thị trường với mức giá vô cùng cạnh tranh.
- Được nhận mức giá tốt nhất khi mua số lượng lớn.
- Giao hàng miễn phí, tận nơi khắp mọi tỉnh thành trên cả nước, thanh toán linh hoạt thông qua nhiều hình thức cho bạn thoải mái lựa chọn.
- Bảo hành chính hãng theo quy định, đổi trả ngay lập tức nếu có những vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển.
- Tư vấn 24/7, giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm trong suốt thời gian sử dụng.
- Nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn đang chờ đón các bạn.
Các dòng van tàu biển (van hàng hải) là những thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống tàu biển, giúp quá trình ra khơi được đảm bảo an toàn và tránh xảy ra những rủi ro, đồng thời đảm bảo hệ thống được hoạt động ổn định. Các loại van này hiện đang được phân phối số lượng lớn tại Tổng Kho Van với đầy đủ chủng loại, kích thước, chất liệu và giá thành tốt nhất thị trường. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!