Van Giảm Áp | Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động

Van giảm áp là thiết bị thường được lắp đặt ở đầu ra hệ thống, thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh áp suất ở đầu ra luôn ở mức ổn định, ngăn chặn sự cố quá tải áp gây thất thoát lưu chất và hư hỏng đường ống. Vậy thiết bị này có cấu tạo và nguyên lý hoạt động như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết sau đây.

Van giảm áp là gì?

Trong các hệ thống đường ống, việc tiếp nhận lưu chất từ nhiều nguồn khác nhau để đưa vào hệ thống hoặc phân bố lưu chất đầu ra chưa bao giờ là dễ dàng, chúng cần phải được tính toán và hỗ trợ bằng các thiết bị thì mới có thể mang đến hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Thực tế, áp suất lưu chất sẽ có sự thay đổi sau khi đi vào hệ thống, việc lưu lượng dòng chảy lớn, tốc độ vận chuyển nhanh và sự va đập, nhào nặn trong đường ống sẽ làm áp suất tăng cao hơn.

Van giảm áp
Van giảm áp là thiết bị có chức năng ổn định áp suất đầu ra của hệ thống.

Với áp suất này, nếu chúng cứ tiếp tục đi đến đầu ra mà không có sự xử lý đúng đắn thì áp lực đầu ra sẽ rất mạnh, gây thất thoát nghiêm trọng, thậm chí là hư hỏng đường ống, thiết bị và an toàn của những người làm việc xung quanh.

Để khắc phục tình trạng này, người ta thường sẽ lắp đặt một thiết bị được gọi là van giảm áp để kiểm soát lượng áp suất đầu ra của hệ thống. 

Van giảm áp (Pressure reducing valve) hay còn được gọi là van điều áp, van điều tiết áp suất, van ổn áp… là thiết bị có chức năng theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh áp suất của lưu chất ở đầu ra hiệu quả.

Trên thân thiết bị sẽ được thiết kế một vít căn chỉnh, chỉ cần cài đặt mức áp suất mong muốn, cho dù áp suất trong hệ thống có cao đến đâu thì khi qua van cũng sẽ giảm về mức áp định mức đã được cài đặt sẵn, giúp ngăn chặn hiện tượng quá tải áp dẫn đến những sự cố không mong muốn.

Ngoài chức năng giảm áp, trong những trường hợp áp suất trong hệ thống quá yếu, thiết bị này còn có thể giúp tăng áp để kéo lên mức áp suất phù hợp với đầu ra. Tuy nhiên, tình trạng này tương đối hiếm vì dưới tốc độ dòng chảy lớn, áp suất thường sẽ tăng cao hơn là sụt giảm. 

Thiết bị này được lắp đặt ở đầu vào hệ thống để điều chỉnh áp suất phù hợp với môi trường bên trong hệ thống trước khi đưa chúng vào. Thích hợp sử dụng trong những hệ thống có áp suất thấp, hoặc giúp hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng tăng áp quá nhanh trong hệ thống.

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao, van điều áp được sản xuất với đa dạng mẫu mã, chất liệu, kích thước… thích hợp với đa dạng môi trường hoạt động, chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, tiêu biểu là các đường ống cấp thoát nước, các hệ thống khí nén, hệ thống hơi nóng, ngành khai thác mỏ…

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van giảm áp

Van giảm áp sẽ được chia thành 2 loại chính: Van giảm áp tác động trực tiếp và van giảm áp tác động gián tiếp. Hai loại van này sẽ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng mà có sự lựa chọn cho phù hợp.

Van giảm áp tác động trực tiếp (Direct Operated Pressure Reducing Valve)

Là loại van giảm áp có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản hơn van gián tiếp, chủ yếu dựa vào sự tác động lên lò xo của van.

Van giảm áp nước tác động trực tiếp.
Van giảm áp nước tác động trực tiếp.

Cấu tạo van giảm áp tác động trực tiếp:

  • Thân van: Được làm bằng gang, thép, inox, đồng… có thiết kế chắc chắn, cách ly và bảo vệ các bộ phận bên trong van khỏi các tác nhân môi trường bên ngoài, được thiết kế chân ren hoặc mặt bích để kết nối chắc chắn vào đường ống.
  • Nắp van: Được làm bằng loại vật liệu tương tự như thân van và được kết nối với thân bằng bu lông, đinh vít, cùng với thân tạo thành một thiết bị hoàn chỉnh, cố định vị trí các bộ phận bên trong, đồng thời dễ dàng tháo lắp để bảo dưỡng, sửa chữa khi cần thiết.
  • Trục van: Làm bằng inox hoặc thép, có chức năng nhận lực từ tay vặn, sau đó tác động đến đĩa van, kéo đĩa van rời khỏi vị trí để thực hiện đóng mở van.
  • Đĩa van: Được gắn trực tiếp vào lò xo, trên đĩa van sẽ được thiết kế các rảnh giúp giảm áp suất của lưu chất khi đi qua chúng.
  • Lò xo: Là bộ phận quan trọng nhất, giữ vai trò chính trong việc thay đổi áp suất ở đầu ra hệ thống. Được làm bằng inox chắc chắn, có dạng hình xoắn ốc và độ đàn hồi cao. Lực đàn hồi của lò xo càng lớn thì càng dễ dàng điều chỉnh áp suất đầu ra của hệ thống. 
  • Màng ngăn: Là bộ phận có chức năng tiếp nhận áp suất của lưu chất, áp suất này được tích trữ dưới màng ngăn, sau đó sẽ tạo ra áp lực tác động lên lò xo để thực hiện đóng mở van.

Nguyên lý hoạt động của van tác động trực tiếp

Loại van này hoạt động chủ yếu dựa vào áp lực tác động lên lò xo của van. Bình thường van sẽ luôn ở trạng thái mở hoàn toàn, độ rộng hẹp của cửa van được quy định bởi định mức được thiết lập trên vít điều chỉnh.

Lò xo của van sẽ được thiết kế với độ đàn hồi cao, khi muốn tăng hoặc giảm áp, chỉ cần thực hiện tăng hoặc giảm độ nén của lò xo là có thể thực hiện điều chỉnh áp suất dễ dàng. Mức áp suất này sẽ được quy định hoàn toàn ở đầu ra hệ thống, cho dù áp suất trong hệ thống có lớn đến đâu, khi đi qua van đều sẽ được giảm về mức đã được cài đặt sẵn.

Để tăng áp suất đầu ra của van, đầu tiên thực hiện vặn vít điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ. Bước này sẽ giúp tạo ra một lực momen xoắn tác động lên trục van, trục van quay sẽ tác động đến lò xo và làm ảnh hưởng đến độ nén của chúng. Khẩu độ trực tiếp của van giảm, khe hở giữa đĩa van và ghế van tăng, lưu lượng dòng chảy qua van tăng sẽ làm tăng áp suất đầu ra của van.

Khi muốn giảm áp suất đầu ra của van, chỉ cần thực hiện vặn vít theo chiều ngược lại với lúc tăng. Lúc này, lực nén của lò xo sẽ được giảm bớt, khẩu độ trực tiếp qua van tăng, khe hở giữa đĩa van và ghế van giảm, điều này sẽ làm cho lưu lượng đi qua van sẽ giảm theo giúp giảm áp suất đầu ra hiệu quả.

Van giảm áp tác động gián tiếp (Indirect Operated Pressure Reducing Valve)

Loại van này có cấu tạo và nguyên lý hoạt động phức tạp hơn van tác động trực tiếp. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng được biểu hiện như sau:

Van giảm áp nước tác động gián tiếp.
Van giảm áp nước tác động gián tiếp.

Cấu tạo van tác động gián tiếp:

  • Thân van: Làm bằng inox, gang, đồng, thép… có độ chắc chắn cao, chứa đựng và bảo vệ các bộ phận bên trong van, được thiết kế chân ren hoặc mặt bích giúp van sử dụng được lâu dài.
  • Nắp van: Sản xuất bằng chất liệu giống thân van, liên kết với thân van để tạo thành một thiết bị hoàn chỉnh, không gây rò rỉ lưu chất, dễ dàng tháo lắp để bảo trì các bộ phận bên trong.
  • Đĩa van: Thường được làm bằng gang, thép hoặc inox, có dạng hình tròn, thường được bọc cao su, tiếp xúc trực tiếp với lưu chất nên có khả năng chịu được áp lực lớn.
  • Trục van: Làm từ inox 304, inox 316, kết nối trực tiếp với đĩa van để điều chỉnh hoạt động đóng mở của van, có độ cứng tốt, độ bền cao, không bị ăn mòn và oxy hóa.
  • Vít điều chỉnh: Là vị trí được dùng để căn chỉnh áp suất định mức mà người sử dụng mong muốn ở tại đầu vào hoặc đầu ra hệ thống.
  • Đồng hồ đo: Lắp đặt ở đầu vào và đầu ra hệ thống để theo dõi sự thay đổi chính xác mức áp suất trong hệ thống.

Nguyên lý hoạt động của van tác động gián tiếp

Loại van này hoạt động dựa vào sự cân bằng giữa áp suất đầu ra của van với áp suất tác động lên màng van.

Khi muốn giảm áp suất đầu ra, chỉ cần thực hiện vặn vít điều chỉnh theo một chiều. Lúc này piston sẽ được đẩy lên và giảm diện tích của cửa van, lưu lượng lưu chất khi đi qua van sẽ bị giảm, giúp giảm áp suất đầu tra của hệ thống.

Khi muốn tăng áp suất đầu ra, chỉ cần vặn vít điều chỉnh theo chiều ngược lại. Vị trí của piston sau khi chịu tác động sẽ hạ xuống, tạo ra một khoảng trống lớn tại cửa van, lưu lượng đi qua van sẽ tăng lên, giúp tăng áp suất đầu ra của hệ thống.

Thông số kỹ thuật của van giảm áp

  • Kích thước: DN15 – DN300
  • Chất liệu: Gang, đồng, inox, thép
  • Gioăng: NBR, Teflon, PTFE…
  • Phương thức vận hành: Tự động
  • Kiểu kết nối: Nối ren, mặt bích
  • Tiêu chuẩn mặt bích: JIS, ANSI, BS, DIN
  • Áp suất làm việc: PN10, PN16, PN25
  • Nhiệt độ: Tối đa 180 độ C
  • Môi trường sử dụng: Chất lỏng, khí, hơi…
  • Xuất xứ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia…
  • Bảo hành: 12 tháng

Các loại van giảm áp được sử dụng phổ biến nhất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại van giảm áp, mỗi loại sẽ được thiết kế với những tiêu chí riêng biệt để thích hợp ứng dụng trong nhiều hệ thống.

Phân loại theo chất liệu:

Phân loại van giảm áp theo chất liệu
Van giảm áp được sản xuất với đa dạng các loại vật liệu khác nhau.
  • Van giảm áp gang: Được sử dụng nhiều nhất vì có giá thành rẻ, bộ bền cao, sử dụng lâu dài theo thời gian và khả năng chịu áp lực lớn. Tuy nhiên, khả năng chịu nhiệt, chống ăn mòn và oxy hóa chỉ ở mức vừa phải. Bên ngoài được phủ một lớp epoxy chống gỉ cao cấp để bảo vệ van không bị hư hỏng dưới các tác nhân môi trường.
  • Van giảm áp inox: Là loại vật liệu cao cấp, ứng dụng hiệu quả trong nhiều điều kiện môi trường. Chúng có thiết kế hiện đại, sang trọng, chịu được áp lực lớn, nhiệt độ cao, chịu được ăn mòn và oxy hóa hiệu quả, thích hợp ứng dụng trong các hệ thống lớn với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, giá thành van inox sẽ cao hơn các loại vật liệu khác, nhưng độ bền vượt trội hơn hẳn.
  • Van giảm áp thép: Là loại vật liệu có độ chắc chắn vượt trội, không bị nứt vỡ hay ảnh hưởng đến các bộ phận khác bên trong khi xảy ra va đập mạnh. Thép thường được sản xuất bằng phương thức đúc trong lò nung nên có khả năng chịu được nhiệt tương đối cao, khả năng chống ăn mòn và oxy hóa ở mức tương đối. Loại van này thích hợp với những hệ thống có áp lực lớn.
  • Van giảm áp đồng: Thường là đồng thau, màu sắc vàng đồng đẹp mặt, có khả năng chịu áp và chịu nhiệt ở mức vừa phải nên chỉ được sản xuất với kích thước nhỏ hơn DN50, ứng dụng chủ yếu trong các hệ thống nước, các hệ thống quy mô nhỏ, điều kiện môi trường bình thường.

Phân loại theo môi trường sử dụng:

Phân loại van giảm áp theo môi trường sử dụng
Dựa vào môi trường sử dụng, van giảm áp được phân thành 4 loại chính.
  • Van giảm áp nước: Là loại van được sản xuất để ứng dụng chủ yếu trong các hệ thống nước nhằm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và điều chỉnh áp suất đầu vào và đầu ra hệ thống vô cùng hiệu quả. Những hệ thống nước này thường có áp lực vận chuyển tương đối cao, điều này sẽ gây khó khăn cho việc cấp nước cho tại các đầu ra, sử dụng các thiết bị dân dụng… 
  • Van giảm áp khí nén: Hay còn được gọi là van điều áp khí nén, van điều chỉnh khí nén… được sản xuất để sử dụng trong các hệ thống máy nén khí. Có chức năng ổn định áp suất đầu ra hệ thống khí, giúp các thiết bị và máy móc trong hệ thống có thể hoạt động bình thường. Trên thân van thường được lắp đặt một đồng hồ đo áp để người sử dụng có thể dễ dàng theo dõi mức áp suất đang hiển thị trong hệ thống.
  • Van giảm áp thủy lực: Là loại van được sản xuất để sử dụng trong các hệ tố thống thủy lực, nhất là các loại dầu nóng. Chúng được hoạt động theo kiểu van tác động gián tiếp thông qua pilot. Có khả năng vận hành nhanh chóng, hiệu quả, mang đến năng suất cao.
  • Van giảm áp hơi nóng: Được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy hơi nóng, các hệ thống lò hơi, nồi hơi, nồi hấp, các nhà máy sấy nhuộm, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, các nhà máy cao su… Các hệ thống hơi thường có áp suất tương đối lớn, vì vậy, van giảm áp là một thiết bị có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ một hệ thống nào.

Phân loại theo cơ chế hoạt động:

Phân loại van giảm áp theo cơ chế hoạt động
Van giảm áp được chia thành 2 loại chính: Van tác động trực tiếp và van tác động gián tiếp.
  • Van giảm áp tác động trực tiếp: Là loại van thông dụng và có cơ chế hoạt động tương đối đơn giản, phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng đàn hồi của lò xo. Độ nén hoặc độ bung ra của lò xo sẽ giúp diện tích cửa van được mở nhiều hay ít, từ đó giúp tăng hoặc giảm áp suất đầu ra.
  • Van giảm áp tác động gián tiếp: Có cơ chế hoạt động phức tạp hơn van trực tiếp, chủ yếu dựa vào sự chênh lệch áp suất trong hệ thống để điều chỉnh piston. Piston sẽ di chuyển lên xuống theo sự thay đổi áp, tạo ra một khoảng trống nhiều hoặc ít tại cửa van để điều chỉnh tăng hoặc giảm áp suất đầu ra của van.

Phân loại theo kiểu kết nối:

Phân loại van giảm áp theo kiểu kết nối
Van giảm áp mặt bích.
  • Van giảm áp nối ren: Thường sử dụng cho những đường ống có kích thước nhỏ hơn DN50. Chan ren sẽ được lắp đặt ngay trên thân van, người vận hành chỉ cần thực hiện vặn siết chân ren cho thật chắc chắn vào hệ thống là có thể lắp đặt dễ dàng. Tuy nhiên, khả năng chịu áp lực của mối nối ren chỉ ở mức tương đối, không thích hợp với các hệ thống lớn, áp lực cao…
  • Van giảm áp mặt bích: Đây là phương thức kết nối khá phổ biến và được sử dụng rất nhiều để lắp đặt thiết bị, thường sử dụng cho những hệ thống có kích thước DN50 trở lên. Mặt bích được thiết kế ngay trên thân van với dạng hình tròn và có các lỗ để bắt bu lông, được sản xuất với đa dạng tiêu chuẩn như JIS, DIN, BS, ANSI… Kiểu kết nối này sẽ tạo ra những vị trí lắp đặt chắc chắn, khả năng đóng kín cao, không gây rò rỉ lưu chất, không bị rung lắc trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, người ta thường sẽ đệm thêm một miếng gioăng giữa các mặt bích này để tạo độ kín tuyệt đối cho thiết bị. Mặt bích có khả năng chịu được áp lực lớn, nhiệt độ cao, thích hợp với nhiều quy mô hệ thống, sử dụng được lâu dài và thuận tiện cho quá trình tháo lắp để bảo dưỡng, sửa chữa khi cần thiết.

Ưu nhược điểm của van giảm áp

Van giảm áp là một thiết bị có rất nhiều tính năng vượt trội, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, thu hút được nhiều sự quan tâm cũng như tin tưởng từ người sử dụng.

Ưu điểm:

  • Giảm áp suất đầu ra hệ thống vô cùng hiệu quả, chính xác, giúp bảo vệ đường ống, thiết bị và an toàn cho những người làm việc xung quanh.
  • Thiết kế sang trọng, hiện đại, chắc chắn, bằng nhiều loại vật liệu có độ bền cao, sử dụng lâu dài bền bỉ theo thời gian.
  • Có nhiều kích thước và phương thức kết nối chắc chắn như nối ren, mặt bích, giúp thiết bị vận hành êm ái, không gây rò rỉ lưu chất ra môi trường bên ngoài.
  • Lắp đặt ở đầu vào để giúp điều chỉnh áp suất lưu chất phù hợp với áp suất bên trong hệ thống để bảo vệ sự ổn định, tránh hiện tượng quá tải áp làm căng hệ thống.
  • Thích hợp sử dụng trong nhiều điều kiện môi trường như chất lỏng, khí, hơi… với áp suất lớn và nhiệt độ cao.
  • Tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa khi cần thiết.
  • Chi phí lắp đặt thấp.

Nhược điểm:

  • Không thích hợp với các loại lưu chất dạng rắn, dạng bột, dạng sệt nhão, có nhiều tạp chất, rác thải…
  • Gioăng làm kín có thể nhanh chóng bị hư hỏng, vì vậy cần phải thay mới thường xuyên.
Ưu nhược điểm của van giảm áp
Van giảm áp có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

Ứng dụng của van giảm áp

Van giảm áp là thiết bị có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong nhiều hệ thống đường ống để giúp quá trình sản xuất, vận chuyển lưu chất trở nên dễ dàng hơn. Chúng có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của thiết bị này:

Ứng dụng trong các hệ thống nước, hệ thống chất lỏng

  • Các hệ thống cung cấp nước sạch, vận chuyển và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất.
  • Hệ thống bơm nước lên các bề chứa, bồn chứa, hồ chứa, hồ bơi, đài phun nước…
  • Việc phân phối nước đến các loại thiết bị, máy móc sản xuất trong các nhà máy.
  • Dẫn nước đến các thiết bị dân dụng sử dụng trong các hộ gia đình.
  • Hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, mương máng…
  • Cung cấp nước phục vụ cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản…
  • Các hệ thống phòng cháy chữa cháy.
  • Các nhà máy thủy điện.
  • Ngành khai thác và lọc hóa xăng dầu.
  • Các nhà máy hóa chất.
  • Ngành công nghiệp đóng tàu.
  • Ngành sản xuất lưu chất lỏng như nước giải khát, rượu, bia, sữa, dược phẩm, mỹ phẩm lỏng…
Ứng dụng của van giảm áp nước.
Ứng dụng của van giảm áp nước.

Ứng dụng trong các hệ thống khí hơi:

  • Các hệ thống khí nén áp suất cao. 
  • Nhà máy luyện kim.
  • Nhà máy nhiệt điện, nhà máy năng lượng.
  • Các hệ thống hơi nóng như lò hơi, nồi hơi, nồi sấy, nồi hấp…
  • Hệ thống khai thác mỏ.
  • Các nhà máy dệt, nhà máy chế biến gỗ…
  • Các hệ thống bơm khí cho các bình chứa, bể chứa, bơm bánh xe, bơm bóng, hệ thống thổi sạch…

Các bước điều chỉnh áp suất đầu ra van giảm áp hiệu quả

Một thiết bị van giảm áp muốn được sử dụng lâu dài, mang đến hiệu quả làm việc chính xác thì quá trình điều chỉnh áp cũng phải được quan tâm và thực hiện đúng đắn. Quá trình điều chỉnh áp sẽ được thực hiện theo các quy trình dưới đây:

  • Đóng tất cả thiết bị, các loại van công nghiệp được lắp đặt phía sau van giảm áp trước khi thực hiện điều chỉnh van.
  • Tiến hành tháo nắp van bằng cách vặn các bu lông, định vít ra khỏi van.
  • Nới lỏng đai ốc hãm bằng cờ lê.
  • Dùng tua vít 2 cạnh để vặn vít điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược lại để tăng hoặc giảm áp.
  • Dừng lại sau khi áp suất căn chỉnh đã đạt đến mức mong muốn, sau đó vặn chặt đai ốc hãm bằng cờ lê để cố định vị trí.
  • Cuối cùng, đậy nắp van lại, sau đó kết nối chúng chắc chắn lại thân van bằng bu lông, hoàn thành quá trình điều chỉnh áp suất định mức.

Mua van giảm áp chính hãng, giá rẻ ở đâu?

Nếu bạn đang có nhu cầu muốn tìm kiếm một đơn vị cung cấp van điều áp được nhập khẩu chính hãng với giá thành tốt nhất trên thị trường, Tổng Kho Van chắc chắn là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Chúng tôi là doanh nghiệp cung cấp thiết bị với nhiều năm hoạt động, là đối tác chiến lược có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với nhiều thương hiệu danh tiếng trong và ngoài nước, được ủy quyền phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam tất cả sản phẩm với mức chiết khấu tốt nhất, từ đó mang đến tay người tiêu dùng các thiết bị chính hãng với giá thành ưu đãi nhất thị trường.

mua van giảm áp ở Tổng Kho Van
Tổng Kho Van là doanh nghiệp cung cấp van giảm áp chính hãng, giá tốt hàng đầu Việt Nam.

Hiện tại, chúng tôi là doanh nghiệp phân phối cho hàng trăm đại lý và được nhiều nhà thầu tin tưởng lựa chọn trở thành đối tác cung ứng vật tư số lượng lớn cho nhiều công trình, dự án trên khắp Việt Nam. Có rất nhiều lý do để bạn lựa chọn Tổng Kho Van là:

  • Nguồn hàng chính hãng: Cấp đa dạng sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu trong và ngoài nước. Tất cả những sản phẩm đều được nhập khẩu trực tiếp không qua trung gian, đầy đủ hóa đơn, giấy tờ, chứng chỉ CO – CQ nên quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm.
  • Sản phẩm đa dạng: Chúng tôi mang đến thị trường đa dạng các loại thiết bị, phụ kiện như van công nghiệp, phụ kiện nối ống, ống thép, ống nhựa, vật tư chữa cháy, gioăng, mặt bích… với đa dạng mẫu mã, chất liệu, kích thước, xuất xứ, tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng.
  • Giá thành tốt nhất thị trường: Bằng sự uy tín trong khâu quản lý, chúng tôi đã và đang là đối tác có mối quan hệ lâu năm và tốt đẹp với nhiều thương hiệu, được nhập khẩu sản phẩm với mức chiết khấu tốt, mang đến tay người tiêu dùng những sản phẩm với giá thành cạnh tranh. Ngoài ra còn rất nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn đang chờ đón các bạn.
  • Khả năng cung ứng lớn: Chúng tôi luôn có sẵn nguồn hàng trong kho số lượng lớn, sẵn sàng giao hàng nhanh chóng, tận nơi trên toàn quốc, đặc biệt là những dự án to cần nguồn hàng lớn. Đó là điều mà không phải đơn vị nào cũng có thể làm được.
  • Bảo hành uy tín: Cam kết bảo hành chính hãng tất cả các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp, thời gian bảo hành lâu dài, từ 12 – 24 tháng tùy từng sản phẩm, giải quyết bảo hành nhanh chóng, hợp lý, rõ ràng.
  • Phục vụ tận tâm: Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, thường xuyên cải cách trong khâu tổ chức quản lý để mang đến những phương án phục vụ khách hàng tốt nhất. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ trợ tư vấn 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Nếu còn điều gì thắc mắc về van giảm áp hoặc muốn được báo giá nhanh nhất, chính xác nhất, hãy liên hệ ngay với Tổng Kho Van theo hotline để được hỗ trợ và tư vấn.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *