Pneumatic Actuator (Bộ Truyền Động Khí Nén) | Chất Lượng, Giá Tốt

Pneumatic Actuator (bộ truyền động khí nén) thường được ứng dụng nhiều trong các hệ thống lớn như khu công nghiệp, nhà máy thủy điện, nhiệt điện, hệ thống cấp thoát nước,… nhằm mục đích điều khiển quá trình đóng mở van, đồng thời hạn chế thấp nhất nguy cơ gặp sự cố, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Pneumatic Actuator (bộ truyền động khí nén) là gì?

Pneumatic Actuator hay còn có tên gọi khác là bộ truyền động khí nén, bộ điều khiển khí nén, thiết bị truyền động khí nén,… Đây là một nguồn năng lượng được ứng dụng phổ biến nhằm mục đích điều khiển hoạt động của các thiết bị, máy móc bằng cơ năng thông qua việc biến đổi từ nguồn năng lượng, cho phép các thiết bị vận hành một cách tự động, chính xác, nhanh chóng, hiệu suất mang lại cao.

Pneumatic Actuator
Tổng Kho Van là đại lý cung cấp thiết bị Pneumatic Actuator uy tín trên toàn quốc

Pneumatic Actuator có khả năng điều khiển từ xa nên được ứng dụng nhiều trong các hệ thống công nghiệp lớn. Đặc biệt thiết bị này không sử dụng động cơ đốt nên ít gây hiện tượng cháy nổ, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng đối với con người và các thiết bị xung quanh.

Hiện nay việc ứng dụng bộ truyền động khí nén cho các hệ thống công trình ngày càng có xu hướng tăng cao nên thị trường xuất hiện nhiều đơn vị cung cấp và phân phối thiết bị. Tuy nhiên để lựa chọn được một sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành đảm bảo thì người dùng cần tìm những đại lý có uy tín. Nếu đang có nhu cầu về thiết bị này, hãy liên hệ ngay HOTLINE 098 1805 266 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Thông số kỹ thuật của Pneumatic Actuator

BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHUNG CỦA PNEUMATIC ACTUATOR

Kích thước:DN32 – DN400
Chất liệu:Thép, inox, hợp kim nhôm
Chất liệu trục van:Inox 304
Kiểu tác động:Tác động kép, tác động đơn
Phương thức vận hành:Tuyến tính, ON/OFF
Momen xoắn:17.8Nm – 250Nm
Lớp lót:Sơn tĩnh điện
Áp lực làm việc:3 bar – 8 bar
Nhiệt độ làm việc:80 độ C
Tiêu chuẩn động cơ:IP67, IP68
Ứng dụng:Được sử dụng để điều khiển hoạt động các loại van công nghiệp
Xuất xứ:Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhỹ Kỳ, Malysia

Cấu tạo của bộ truyền động khí nén

Tùy vào mục đích sử dụng mà mỗi loại Pneumatic Actuator sẽ có cấu tạo và hình dáng bên ngoài khác nhau. Tuy nhiên, xét về cấu tạo chung thì thiết bị truyền động khí nén đều được cấu tạo từ 5 bộ phận cơ bản đó là vỏ ngoài, piston và bánh răng, trục van, lò xo đàn hồi. Cụ thể các bộ phận như sau:

cấu tạo của bộ truyền động khí nén
Các bộ phận chính của bộ truyền động khí nén bao gồm vỏ ngoài, piston, trục van,…
  • Vỏ ngoài: Hay còn được gọi là thân bộ điện, đây chính là phần thân của bộ điều khiển khí nén. Chất liệu tạo nên vỏ ngoài thường là nhôm hoặc thép, dựa trên phương pháp đúc nguyên khối. Vì vậy mà chúng có khả năng chịu áp lực và nhiệt độ tốt. Ngoài ra để tránh oxy hóa, ăn mòn, chống bám bụi, tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ an toàn cho người dùng, bên ngoài thân bộ điện được bao phủ một lớp sơn tĩnh điện.
  • Trục khí nén: Bộ phận này còn được gọi là trục van, có nhiệm vụ truyền lực từ nguồn khí nén được cung cấp đi xuống bánh răng để giúp van hoạt động. Chúng thường được làm từ inox hoặc thép không gỉ nên có khả năng chống ăn mòn, chịu lực, chịu nhiệt tốt, ít bị hư hỏng.
  • Piston và bánh răng: Hai bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận khí nén và kết hợp với nhau nhằm tạo ra lực momen xoắn và chuyển động xoay để điều khiển van vận hành mở/ đóng theo yêu cầu.
  • Lò xo đàn hồi: Đối với bộ phận này chỉ xuất hiện ở Pneumatic Actuator tác động đơn. Chúng được thiết kế và lắp đặt sẵn trong phần thân bộ điện. Khi có lực đẩy của khí nén, lò xo sẽ đàn hồi, chức năng chính của lò xo là bung tỏa hoặc ép chặt để đẩy phần đĩa van đi xuống, đi lên nhằm mục đích mở/đóng van.

Ngoài 5 bộ phận cơ bản nói trên bộ truyền động khí nén còn được cấu thành từ nhiều bộ phận phụ khác như vòng bi bảo vệ, xi lanh khí nén, bulong. Tất cả các bộ phận này có cấu tạo và liên kết mật thiết với nhau giúp cho thiết bị trở nên hoàn chỉnh, từ đó quá trình sử dụng và vận hành trơn tru, mang lại hiệu suất cao.

Nguyên lý làm việc của Pneumatic Actuator

Tùy thuộc vào kiểu tác động đơn hay tác động kép mà bộ truyền động khí nén có phương thức vận hành khác nhau, tuy nhiên chúng đều có cơ chế và nguyên lý làm việc khá đơn giản. Hiện tại dòng sản phẩm này có hai kiểu chính đó là bộ truyền động khí nén tác động kép và bộ truyền động khí nén tác động đơn, cụ thể từng loại như sau:

Bộ truyền động khí nén tác động đơn

Ở trạng thái bình thường không hoạt động, phần van sẽ đóng lại và các lưu chất không thể đi qua đường ống mà hoàn toàn bị chặn lại ở vị trí van. Khi muốn mở van, chúng ta sẽ đưa một lượng khí nén đi vào buồng chứa khí. Ngay lúc này ở buồng khí sẽ sản sinh một áp lực đẩy khiến bộ phận piston di chuyển, tác động đến lò xo.

Lực đẩy làm cho bánh răng và piston liên kết với nhau tạo thành một lực quay cùng chiều kim đồng hồ, đồng thời sinh ra lực momen xoắn. Tiếp tục phần lực này sẽ đi đến trục van làm cho chúng quay đều và tác động đến đĩa van khiến cho bộ phận này rời khỏi vị trí hiện tại. Lúc này xuất hiện một khoảng trống giúp cho dòng chảy của lưu chất đi qua van một cách hiệu quả.

Trường hợp cần đóng van, chúng ta chỉ cần tắt nguồn cấp khí nén, lúc này lò xo sẽ không còn chịu áp lực nên tự động bung ra làm cho bộ phận piston quay về vị trí cũ. Phần bánh răng và piston quay ngược chiều kim đồng hồ tạo nên một lực momen xoắn khiến cho phần trục van quay theo. Điều này làm cho đĩa van quay về vị trí ban đầu và ngăn chặn toàn bộ lưu chất, không cho tiếp tục lưu thông qua đường ống.

Pneumatic Actuator
Sơ đồ nguyên lý làm việc của bộ truyền động khí nén tác động đơn và tác động kép

Bộ truyền động khí nén tác động kép

Tương tự như đối với Pneumatic Actuator tác động đơn, van sẽ đóng hoàn toàn khi ở trạng thái bình thường. Khi muốn vận hành van, chỉ cần cung cấp vào buồng chứa một lượng khí nén vừa đủ. Lúc này phần khí nén này sẽ chuyển hóa thành cơ năng và đẩy bộ phận piston sang hai bên.

Khi piston chuyển động sẽ tác động đến bánh răng và chúng sẽ quay, tiếp theo đó là trục van cũng sẽ quay và kéo theo bộ phận đĩa van rời khỏi vị trí van đầu để giúp van mở hoàn toàn. Khi van mở lưu chất sẽ dễ dàng đi qua đường ống. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ, lượng khí nén sẽ theo các cửa đi thẳng ra bên ngoài.

Khi cần đóng van, chỉ cần cấp thêm phần khí nén vừa đủ vào buồng chứa, phần piston và bánh răng sẽ nhận được và quay ngược chiều kim đồng hồ. Đĩa van cũng được di chuyển về vị trí ban đầu và đóng van hoàn toàn, các lưu chất không thể tiếp tục lưu thông.

Phân loại Pneumatic Actuator

Để phân loại bộ truyền động khí nén, người ta thường dựa vào hai yếu tố cơ bản đó là kiểu vận hành và kiểu tác động. Cụ thể thiết bị này thường được phân thành các loại cơ bản sau đây:

Phân loại dựa vào kiểu tác động

Như đã đề cập, dựa vào kiểu tác động thì Pneumatic actuator được chia làm hai loại đó là bộ truyền động khí nén tác động đơn và tác động kép.

  • Bộ truyền động khí nén tác động đơn: Đối với thiết này, bộ phận lò xo đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền lực. Khi cần mở van, bộ phận này sẽ bị ép chặt và kết hợp với phần đĩa van tạo nên khoảng trống cho phép dòng chảy lưu chất đi qua. Còn khi muốn đóng van chỉ cần ngắt phần khí nén, lúc này bộ phận lò xo không còn chịu áp lực và tự bung ra, đĩa van và Piston trở về vị trí cũ đóng van hoàn toàn.
  • Bộ truyền động khí nén tác động kép: Đặc điểm cơ bản để phân biệt dạng tác động kép với tác động đơn đó chính là thiết bị này không xuất hiện bộ phận lò xo. Do đó để thực hiện quá trình mở van, đóng van chúng ta cần cung cấp đủ một lượng khí nén cần thiết, nhất định. Trên thực tế kiểu tác động kép này thường được ứng dụng phổ biến và đơn giản hơn so với loại tác động đơn.
Bộ điều khiển khí nén
Bộ điều khiển khí nén với kiểu vận hành ON/OFF được dùng phổ biến trong các hệ thống

Phân loại dựa vào kiểu vận hành

Dựa vào kiểu vận hành thì Pneumatic actuator được chia làm hai loại chính đó là vận hành tuyến tính và vận hành ON/OFF, cụ thể:

  • Kiểu vận hành tuyến tính: Đối với thiết bị truyền động khí nén vận hành theo kiểu tuyến tính thường thích hợp với các hệ thống công trình lớn, có áp suất không quá cao. Ở dạng này chúng có chức năng điều tiết lưu chất hiệu quả, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. So với các loại van có cùng chức năng điều tiết thì đây được xem là dòng van có khả năng điều tiết vô cùng hiệu quả, chính xác mà có ít loại van công nghiệp nào làm được.
  • Kiểu vận hành ON/OFF: Ngược với kiểu tuyến tính thì kiểu vận hành ON/OFF thường được ứng dụng nhiều trong các công trình chỉ cần nhu cầu đóng/mở van mà không cần thực hiện chức năng điều tiết. Pneumatic actuator ở dạng vận hành kiểu ON/OFF thường được chế tạo từ hợp kim nhôm, thép theo phương pháp đúc nguyên khối nên rất chắc chắn, ngoài cùng được sơn một lớp sơn tĩnh điện nên chống thấm nước, bám bụi, gỉ sét hiệu quả.

Ứng dụng cơ bản của Pneumatic actuator

Trên thực tế, bộ điều khiển khí nén được ứng dụng rất phổ biến trong hầu hết các hệ thống lớn nhỏ từ đời sống dân dụng đến công nghiệp. Đặc biệt là hệ thống sản xuất, vận chuyển và điều tiết dòng chảy lưu chất thông qua các loại van công nghiệp như van cổng dao, van bướm, van bi, van cầu, van cổng.

Một số lĩnh vực tiêu biểu thường ứng dụng thiết bị Pneumatic Actuator được kể đến như:

  • Hệ thống máy bơm nước, cấp thoát nước, cung cấp nước sản xuất và đời sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Ứng dụng trong các nhà máy hóa chất, sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, phòng nghiên cứu vi sinh.
  • Lắp đặt trong các hệ thống hơi, hệ thống khí, công nghiệp khí đốt, lọc hóa dầu.
  • Sử dụng trong các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Cần dựa vào quy mô hệ thống cũng như môi trường làm việc để lựa chọn thiết bị truyền động khí nén cho phù hợp, mang lại hiệu quả sử dụng cao, ít gặp trục trặc trong quá trình vận hành.

Pneumatic Actuator
Thiết bị truyền động khí nén được ứng dụng trong hệ thống máy bơm nước, nhà máy hóa chất,…

Ưu nhược điểm của Pneumatic Actuator

Đối với bất kỳ loại van công nghiệp hay thiết bị, phụ tùng khác có liên quan đều có những đặc điểm ưu việt và hạn chế nhất định. Với bộ truyền động khí nén cũng vậy, chúng thường có những ưu nhược điểm cơ bản dưới đây.

Ưu điểm của bộ truyền động khí nén

Sở dĩ thiết bị Pneumatic Actuator được ứng dụng nhiều trong các hệ thống công trình là bởi vì sản phẩm mang nhiều đặc tính nổi trội, chẳng hạn như:

  • Nguồn năng lượng khí nén không chỉ sạch mà còn an toàn, không chứa hóa chất độc hại, ít xảy ra hiện tượng cháy nổ nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
  • Sản phẩm được thiết kế đa dạng hóa kích thước, chất liệu, mẫu mã, kiểu vận hành giúp cho người dùng thoải mái lựa chọn thiết bị phù hợp nhất với công trình của mình.
  • Pneumatic Actuator thích hợp với các loại van công nghiệp vì vậy có thể thay thế phương thức vận hành thủ công bằng tay, đồng thời có khả năng điều khiển một lúc nhiều thiết bị. Điều này giúp người dùng tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian, hiệu suất công việc mang lại cao.
  • Vận hành đơn giản, thời gian vận hành nhanh chóng chỉ trong vòng 1 – 5 giây, độ chính xác cao tuyệt đối mà ít có thiết bị nào sánh được.
  • Sở hữu khả năng điều khiển từ xa nên chúng có thể lắp đặt ở bất kỳ địa điểm nào mà người vận hành không thể với tới chẳng hạn như khu vực dưới sâu, trên cao, nơi chứa nhiều hóa chất độc hại.
  • Pneumatic Actuator có tính ứng dụng cao nên được phân phối ở khắp mọi nơi, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm lựa chọn. Ngoài ra chúng rất dễ lắp đặt, phục vụ quá trình bảo dưỡng, thay thế đơn giản khi không may bị hư hỏng.
  • Bên ngoài bộ truyền động khí nén được bao bọc bởi một lớp sơn tĩnh điện nên không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ cao mà còn kéo dài tuổi thọ van, chống bám bụi, chống nhiễm nước hiệu quả.
  • Điều đặc biệt của bộ điều khiển khí nén là khi không may gặp sự cố mất điện thì chúng vẫn có khả năng hoạt động bình thường, không gây ảnh hưởng hay gián đoạn quá trình vận hành và sản xuất của hệ thống.
  • Thiết bị có thời gian vận hành lâu dài, liên tục, ít khi gặp hiện tượng nóng gây cháy nổ hay quá tải áp. Ngoài ra so với bộ truyền động điện thì dòng sản phẩm này có giá thành thấp hơn, thích hợp với túi tiền của nhiều người.
Pneumatic Actuator
Bộ điều khiển khí nén vận hành đơn giản, độ bền tốt, tính ứng dụng cao, làm việc hiệu quả,…

Nhược điểm của thiết bị truyền động khí nén

Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng Pneumatic actuator cũng có một số điểm hạn chế, chẳng hạn như:

  • Thiết bị vận hành nhờ năng lượng khí nén, vì vậy cần được bổ sung đầy đủ và liên tục tránh tình trạng bị thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành.
  • Khi sử dụng cần kiểm soát lượng khí chính xác, không được để chúng vượt quá mức cho phép, thông thường đối với dòng thiết bị này áp lực khí nén tối đa là 8 bar.
  • Mỗi loại thiết bị truyền động khí nén sẽ tương thích với từng loại van riêng biệt. Vì vậy cần dựa vào các thông số kỹ thuật để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Tránh tình trạng lắp đặt không đúng kích cỡ, sai lệch sẽ khiến hệ thống không vận hành được.
  • So với bộ truyền động điện thì bộ truyền động khí nén có công suất hoạt động thấp hơn. Ngoài ra trong quá trình hoạt động thường gây ra tiếng ồn lớn.

Hiện tại Tổng Kho Van đang là nhà cung cấp và phân phối chính hãng các loại bộ truyền động khí nén (Pneumatic Actuator) được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Tất cả các sản phẩm đều đạt chất lượng cao, đảm bảo giá thành tốt nhất. Quý khách hàng có thể đến trực tiếp đại lý để tham khảo chi tiết từng sản phẩm hoặc liên hệ ngay HOTLINE 098 1805 266 để được tư vấn báo giá, đặt hàng sớm nhất.

Có thể bạn muốn biết:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *