Van bướm tay gạt: Nguyên lý hoạt động, Cấu tạo, Ứng dụng
Van bướm tay gạt là một trong những loại van công nghiệp có giá thành rẻ nhất. Chức năng chính của thiết bị này là đóng/mở và điều tiết dòng chảy bên trong hệ thống đường ống thông qua hệ truyền động tay kẹp – trục van – đĩa van.
Van bướm tay gạt là gì?
Van bướm tay gạt hay van bướm tay kẹp, van cánh bướm tay gạt,… (tiếng Anh Wafer Butterfly Valve Handle) là loại van bướm vận hành thủ công bên cạnh van bướm tay quay (tay xoay). Chức năng chính của van vẫn là đóng/mở và điều tiết dòng chảy của lưu chất bên trong hệ thống.
Điểm khác biệt duy nhất giữa van bướm tay gạt với các loại van bướm khác là phần tay gạt. Tay van có dạng kẹp, khi vận hành van cần tác động lực lên tay kẹp một góc từ 0 – 90 độ để mở van. Lực sẽ truyền động từ tay kẹp xuống trục van làm xoay chuyển đĩa van để kiểm soát dòng chảy bên trong.
Van bướm nói chung và van cánh bướm tay gạt nói riêng là loại van công nghiệp có giá bán thấp nên rất được ưa chuộng. Trong hầu hết các hệ thống, người ta đều lắp đặt thiết bị này để kiểm soát, điều tiết khí, chất lỏng bên trong một cách hiệu quả.
Tương tự như các loại van bướm khác, van bướm tay kẹp cũng được chế tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, gang cầu là chất liệu được ưa chuộng nhất bởi đặc tính có độ cứng cao, khả năng chống ăn mòn tốt và quan trọng nhất là giá thành rẻ.
BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT CHUNG CỦA VAN BƯỚM TAY GẠT | |
Kích thước | DN50 – DN2000 |
Chất liệu | Gang cầu, thép, nhựa, inox |
Gioăng làm kín | Teflon |
Kiểu vận hành | Tay quay (vô lăng), tay kẹp, điều khiển điện và điều khiển khí nén |
Kiểu kết nối | Mặt bích, lug (tai bích), dạng kẹp (wafer)… |
Kiểu hoạt động | On/ Off hoặc kiểu tuyến tính |
Tiêu chuẩn mặt bích | JIS, BS, DIN |
Áp lực làm việc | PN10, PN16, PN25 |
Nhiệt độ làm việc | 0 – 400 độ C |
Môi trường sử dụng | Khí, nước, nước thải, hóa chất,… |
Xuất xứ | Đa dạng (Malaysia, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,…) |
Bảo hành | 12 tháng |
Cấu tạo của van bướm tay gạt
Cấu tạo của van bướm tay gạt không quá khác biệt so với các loại van bướm khác. Như đã đề cập, điểm khác biệt duy nhất đó chính là phần tay gạt (tay kẹp) thay vì tay quay như bình thường.
Cụ thể, van bướm tay kẹp được cấu tạo nên từ những bộ phận sau:
- Tay gạt (tay kẹp): Tay gạt/tay kẹp là bộ phận được nối với trục van và đĩa van. Khi tác động lên tay gạt, trục van sẽ chuyển động để xoay hướng của đĩa van nhằm điều tiết dòng chảy bên trong hệ thống. Bộ phận này phải chịu áp lực khá lớn nên thường được làm từ những chất liệu có độ cứng cao như thép, inox, gang.
- Trục van (ty van): Trục van là có hình trụ dài, kết nối giữa tay gạt và đĩa van. Với van bướm, người ta có thể sản xuất trục van nối liền với đĩa van hoặc được nối xuyên qua tâm lỗ trong đĩa van. Trục van sẽ xoay khi vận hành tay gạt, từ đó có thể dễ dàng điều chỉnh và kiểm soát dòng chảy bên trong hệ thống.
- Thân van: Thân van là bộ khung của van cánh bướm tay gạt, thường được làm từ vật liệu có độ cứng cao. Bởi đây là bộ phận phải chịu áp lực lớn từ khí, chất lỏng bên trong hệ thống. Thân của van thường có hình tròn vì đĩa van có cấu tạo hình cánh bướm.
- Gioăng làm kín (vòng đệm): Gioăng làm kín là bộ phận quan trọng của van bướm. Bộ phận này thường nằm bên trong thân van để đảm bảo độ kín khít của van khi chuyển sang trạng thái đóng. Vòng đệm thường được làm bằng những vật liệu có độ đàn hồi như silicon, EPDM, Teflon,…
- Cánh van (đĩa van): Cánh van của van bướm thường có hình cánh bướm. Bộ phận này có chức năng đóng – mở và điều tiết lưu chất bên trong hệ thống. Bên cạnh tay gạt và ty van thì cánh van là bộ phận còn lại của hệ truyền động. Khi tác động lên tay gạt, trục van và đĩa van sẽ chuyển động.
Cấu tạo, hình dáng của van bướm này có thể khác nhau đôi chút tùy theo hãng sản xuất. Tuy nhiên nhìn chung, tất cả các loại van bướm tay gạt đều sẽ có cấu tạo như trên.
Nguyên lý hoạt động của van bướm tay gạt
Sau khi lắp van bướm vào hệ thống, chỉ cần xoay tay gạt một góc từ 0 – 90 độ để mở van. Tùy theo mục đích sử dụng là để đóng – ngắt dòng chảy hay để điều tiết lưu chất bên trong, có thể xoay tay gạt 90 độ hoặc điều chỉnh góc xoay cho phù hợp.
Khi tay gạt xoay, trục van và đĩa van sẽ chuyển động theo. Bên trong thân van được làm kín bằng vòng đệm nên sẽ không xảy ra tình trạng rò rỉ lưu chất, khí,…
Các loại van bướm tay gạt thông dụng
Van bướm tay gạt được sử dụng rất phổ biến nhờ chi phí thấp và hiệu quả trong việc điều tiết lưu chất bên trong hệ thống. Để đáp ứng yêu cầu của từng hệ thống, các nhà sản xuất đã chế tạo ra nhiều loại khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại thông dụng nhất:
1. Phân loại theo chất liệu
Van bướm tay gạt được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là inox, gang, thép và nhựa.
- Van bướm tay gạt gang: Gang là chất liệu thường được sử dụng trong sản xuất van công nghiệp. Ưu điểm của chất liệu này là giá thành rẻ, độ cứng cao, khả năng chống ăn mòn tốt. Trong sản xuất van bướm tay kẹp, người ta thường ưu tiên sử dụng gang cầu thay vì gang dẻo, gang xám, gang trắng.
- Van bướm tay gạt inox: Chất liệu inox có tính thẩm mỹ cao và giá thành đắt đỏ. Do đó, van cánh bướm tay gạt inox chủ yếu được sử dụng trong những hệ thống đòi hỏi cao về tính vô trùng, yêu cầu nghiêm ngặt về khả năng chịu lực và chịu nhiệt.
- Van bướm tay gạt thép: Thép cũng là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến trong sản xuất van bướm tay kẹp. Chất liệu thép khó biến dạng, không thấm nước, ít bị oxy hóa. Do đó, loại van bướm này thường được sử dụng trong môi trường có áp suất, nhiệt độ cao như hệ thống sản xuất xăng dầu, hơi nóng, khí nén,…
- Van bướm tay gạt nhựa: Nhựa cũng được sử dụng để sản xuất van cánh bướm tay gạt. Chất liệu này thường được dùng trong những môi trường có tính ăn mòn mạnh như muối, bazơ, axit. Tuy nhiên, hạn chế của chất liệu nhựa là khả năng chịu nhiệt và chịu lực không quá tốt. Van bướm tay keph được chế tác từ nhựa PVC sẽ có giá thành rẻ, khá hợp lý. Trong khi đó, van được làm từ nhựa PPR và PPH sẽ có giá cao hơn.
2. Phân loại theo kiểu kết nối
Van bướm tay gạt có kích thước tối thiểu là DN50 nên chủ yếu được sản xuất theo kiểu kết nối dạng bích, không được kết nối dạng ren như bình thường. Có 3 kiểu kết nối van bướm tay gạt thông dụng là dạng kẹp (wafer), tai bích (lug) và flange (mặt bích):
- Van bướm tay gạt kiểu kẹp: Kiểu kẹp là dạng kết nối thông dụng nhất nhờ có ưu điểm là giá thành rẻ và cách lắp đặt vô cùng đơn giản. Khi lắp đặt van vào hệ thống, chỉ cần cố định bulong vào 2 vị trí là có thể kết nối thiết bị với đường ống.
- Van bướm tay gạt kiểu lắp bích: Mặt bích là dạng kết nối thông dụng trong các hệ thống đường ống công nghiệp. Dạng kết nối này sẽ tốn nhiều công sức trong khâu lắp đặt nhưng độ chắc chắn cao, ít bị rò rỉ lưu chất ở bên trong ra bên ngoài.
- Van bướm tay gạt kiểu tai bích: Van bướm tay gạt kiểu tai bích sẽ có độ chắc chắn cao và an toàn hơn nhưng quá trình lắp đặt thường phức tạp, mất khá nhiều thời gian. Loại này được ưu tiên dùng trong hệ thống yêu cầu cao về khả năng chịu nhiệt, chịu lực.
3. Phân loại theo thương hiệu, xuất xứ
Ngoài những cách phân loại trên, van bướm tay gạt còn được phân loại dựa trên tiêu chí xuất xứ và thương hiệu. Với những hãng van đã tạo dựng được uy tín, khách hàng có thể an tâm lựa chọn mà không lăn tăn về chất lượng, độ bền.
Phân loại van bướm tay gạt theo hãng sản xuất:
- Van bướm tay gạt YDK
- Van bướm tay gạt Wonil
- Van bướm tay gạt Samwoo
- Van bướm tay gạt ARV
- Van bướm tay gạt AUT
- Van bướm tay gạt Toyo
- Van bướm tay gạt JS
- Van bướm tay gạt ShinYi
- Van bướm tay gạt BTL
- Van bướm tay gạt Miha
Các sản phẩm có thể bạn quan tâm:
Phân loại van bướm tay gạt theo nguồn gốc – xuất xứ:
- Van bướm tay gạt Hàn Quốc
- Van bướm tay gạt Trung Quốc
- Van bướm tay gạt Nhật Bản
- Van bướm tay gạt Malaysia
- Van bướm tay gạt Đài Loan
- Van bướm tay gạt Việt Nam
Ưu nhược điểm của van bướm tay gạt
Van bướm tay gạt là thiết bị không thể thiếu để có thể hoàn chỉnh hệ thống trong các công trình dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên, loại van này có nhiệm vụ không quá khác biệt so với van cầu, van bi,… nên khá nhiều người gặp khó khăn trong việc lựa chọn thiết bị phù hợp với hệ thống.
Về cơ bản, mỗi loại van công nghiệp đều sẽ có những ưu điểm riêng, bao gồm van bướm tay kẹp. Việc hiểu rõ sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được thiết bị phù hợp với hệ thống, đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và mượt mà.
Ưu điểm:
- Van bướm tay gạt là loại van có kích cỡ vô cùng đa dạng, dao động từ DN50 – DN2000. Do đó trong hầu hết các hệ thống, người ta đều có thể dễ dàng tìm được loại van phù hợp.
- Thiết bị này được chế tạo bằng chất liệu đa dạng nên có thể sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau từ muối, kiềm, nước sạch, khí nén, hơi nóng, xăng dầu,… Tùy theo môi trường mà lựa chọn loại van bướm tay kẹp có chất liệu phù hợp.
- Van cánh bướm tay gạt vận hành vô cùng đơn giản. Chỉ cần tác động lên tay gạt là có thể xoay trục van và đĩa van. So với các loại van công nghiệp khác, van bướm tay gạt có cách vận hành đơn giản hơn rất nhiều.
- Cấu tạo van đơn giản, thiết kế nhỏ gọn nên công tác vận chuyển và lắp đặt không mất quá nhiều thời gian.
- Van bướm tay gạt là loại van có giá thành rẻ nhất so với các loại van bướm khác. Đây cũng là lý do thiết bị này rất được ưa chuộng và trong hầu hết các hệ thống, người ta đều sử dụng van bướm tay gạt thay vì van bướm tay quay.
- Van bướm tay kẹp được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn như JIS, DIN, BS,… nên không khó để lựa chọn thiết bị phù hợp với hệ thống.
- Van có độ bền cao, quá trình lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng đơn giản giúp tối ưu chi phí đầu tư và vận hành.
- Van cánh bướm tay gạt có thể tháo rời các bộ phận và thay thế trong trường hợp có hư hỏng xảy ra. Không nhất thiết phải thay toàn bộ van và chi phí sửa chữa cũng không quá cao.
Nhược điểm:
- Hạn chế đầu tiên của van bướm tay kẹp là không có kích thước quá nhỏ, nhỏ nhất thường là DN40 – DN50. Vì lý do này, một số hệ thống sẽ phải sử dụng loại van công nghiệp khác.
- Trong môi trường chứa lưu chất có nhiệt độ quá cao và áp lực quá lớn, van bướm có thể bị hư hỏng. Trong trường hợp này, van cầu sẽ là lựa chọn thay thế hoàn hảo.
- Đĩa van luôn phải chịu áp lực của dòng chảy nên phải sử dụng thiết bị có phần đĩa được làm từ chất liệu cứng chắc. Nếu sử dụng thiết bị kém chất lượng, van sẽ nhanh hư hỏng chỉ sau một thời gian ngắn.
- Khó tránh khỏi hiện tượng xâm thực và nghẹt dòng chảy trong quá trình sử dụng.
- Hiệu suất làm kín của van bướm tay gạt kém hơn van cầu và van bi. Do đó, những hệ thống yêu cầu cao về độ kín sẽ không thể lắp đặt loại van này.
Ứng dụng của van bướm tay gạt
Van bướm tay gạt có chức năng đóng/mở và điều tiết khí, chất lỏng bên trong hệ thống. So với các loại van công nghiệp khác, loại van này có giá thành rẻ hơn nên chi phí đầu tư không cao, hoạt động ổn định và ít khi bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.
Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật của van bướm tay kẹp:
- Lắp đặt trong hệ thống xử lý nước sinh hoạt, cấp thoát nước trong khu dân cư, khu công nghiệp, nhà máy,…
- Ứng dụng trong hệ thống PCCC của các công trình dân dụng, công nghiệp,…
- Lắp đặt trong hệ thống thủy điện, hệ thống nhiệt điện, trạm bơm, hệ thống bơm nước,…
- Van bướm tay gạt inox thường được sử dụng trong nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm hoặc những hệ thống yêu cầu cao về tính vệ sinh.
- Ứng dụng trong hệ thống đường ống xử lý xăng dầu, công nghiệp đóng tàu, sản xuất dung dịch hóa chất ăn mòn ở các công trình,…
Van cánh bướm tay gạt có thời gian đóng mở nhanh nên thường được ưu tiên dùng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy. Thao tác vận hành đơn van đơn giản, rút ngắn thời gian rất nhiều trong công tác dập lửa, kiểm soát hỏa hoạn.
Báo giá van bướm tay gạt
Van bướm tay gạt có thể điều tiết lưu chất bên trong hệ thống một cách hiệu quả. Thời gian đóng/mở nhanh, chi phí đầu tư không quá cao nhưng độ bền lâu dài. Với nhiều ưu điểm, hầu hết các hệ thống ưu tiên lắp đặt van bướm tay gạt thay cho các loại van công nghiệp khác.
Quý khách hàng quan tâm đến sản phẩm này có thể liên hệ với Tổng Kho Van để được báo giá chi tiết. Giá của van bướm tay gạt sẽ phụ thuộc vào kích thước, nguồn gốc – xuất xứ, thương hiệu,… nên rất khó để có thể báo giá chính xác. Ngoài ra, tùy theo quy mô đơn hàng, giá bán cũng có sự chênh lệch đáng kể.
Hầu hết những đơn hàng số lượng lớn sẽ được chiết khấu với mức giá ưu đãi. Trong khi đó, đơn hàng số lượng hạn chế thường sẽ có giá cao hơn. Ngoài ra, nếu là đối tác lâu năm với nhà cung cấp, mức giá cũng sẽ ưu đãi hơn rất nhiều.
Hiện tại, Tổng Kho Van là nhà phân phối, cung cấp van công nghiệp uy tín số 1. Với uy tín được tạo dựng trong nhiều năm hoạt động, quý khách hàng có thể tin cậy lựa chọn chúng tôi khi có nhu cầu. Sau khi tiếp nhận yêu cầu, Tổng Kho Van sẽ báo giá chi tiết van bướm tay gạt để khách hàng có thể tham khảo.
Những lý do nên chọn mua van bướm tay gạt tại Tổng Kho Van:
- Có 15+ kinh nghiệm trên thị trường trong lĩnh vực phân phối van công nghiệp, được đông đảo khách hàng tin tưởng và là đối tác đáng tin cậy của nhiều hãng sản xuất nổi tiếng trong và ngoài nước.
- Cam kết tất cả sản phẩm khi cung cấp đến khách hàng đều được đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đầy đủ giấy tờ chứng nhận và có chế độ bảo hành lâu dài, rõ ràng.
- Cung cấp van bướm tay gạt đa dạng chất liệu, kích cỡ, thương hiệu,… đem đến nhiều sự lựa chọn phù hợp với hệ thống dự án, công trình. Ngoài ra, chúng tôi còn luôn có sẵn số lượng lớn tại kho hàng, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Đội ngũ nhân viên tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình, chuyên nghiệp và luôn đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng dựa trên nhu cầu sử dụng và ngân sách.
- Báo giá van bướm tay gạt tốt nhất thị trường và có nhiều ưu đãi, chiết khấu hấp dẫn cho những đơn hàng lớn hoặc khách hàng lâu năm.
- Quy trình làm việc nhanh chóng, hỗ trợ giao hàng tận nơi đảm bảo tiến độ thi công.
Lắp đặt van bướm tay gạt đúng cách
Van bướm tay gạt có quy trình lắp đặt không quá phức tạp. Tuy nhiên, nếu lắp đặt không đúng cách, van sẽ không thể hoạt động ổn định, dễ xảy ra tình trạng rò rỉ lưu chất ra bên ngoài. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ra các sự cố nguy hiểm dẫn đến thiệt hại về người và của.
Hướng dẫn lắp đặt van bướm tay kẹp đúng cách:
- Khi lắp van vào hệ thống, cần phải để van ở trạng thái mở ¼ (góc van khoảng 20 – 25 độ). Mục đích của việc này là hạn chế tình trạng biến dạng gioăng làm kín gây kẹt đĩa van và rò rỉ lưu chất.
- Không được lắp van có kích thước không đồng đều với đường kính của hệ thống.
- Khi lắp đặt van vào hệ thống, phải siết đều các bulong để đảm bảo độ kín khít cao, hạn chế tình trạng rò rỉ lưu chất trong quá trình sử dụng.
- Để hạn chế sự cố, không nên lắp đặt van gần với mối hàn trên đường ống.
Cần đảm bảo lắp đặt van bướm đúng cách để thiết bị có thể vận hành ổn định. Ngoài ra, cần chú ý những biểu hiện bất thường trong vài ngày đầu để kịp thời phát hiện sớm các sự cố. Trong quá trình sử dụng, phải bảo dưỡng van định kỳ 3 – 6 tháng tùy theo tần suất sử dụng, môi trường làm việc,…
Tổng kết lại, van bướm tay gạt nổi trội với ưu điểm là giá thành rẻ, cách thức vận hành đơn giản, độ bền khá cao,… Tổng Kho Van hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thiết bị này. Bên cạnh đó, nếu quan tâm đến sản phẩm, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được báo giá và hỗ trợ tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!