Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Lắp Đặt, Điều Chỉnh Van Giảm Áp (Van Điều Áp)
Nắm rõ cách lắp đặt và điều chỉnh van giảm áp không chỉ giúp cho hệ thống đảm bảo độ kín khít, đúng thông số kỹ thuật, hoạt động êm ái, ổn định, hiệu suất công việc mang lại cao mà còn hạn chế thấp nhất tình trạng quá tải áp gây hư hỏng đường ống và nguy hiểm cho người dùng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến người dùng cách lắp đặt, sử dụng và điều chỉnh van giảm áp đúng cách, đúng kỹ thuật, mọi người có thể tham khảo.
Mục đích sử dụng van giảm áp trong hệ thống
Trong các hệ thống công trình chẳng hạn như phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện…thường có môi trường làm việc khắc nghiệt. Trong quá trình vận hành có thể gặp các sự cố không mong muốn như tăng áp suất đột ngột quá mức cho phép gây ra nhiều hậu quả khôn lường, đặc biệt là sức khỏe và tính mạng con người.
Chính vì vậy mà người ta thường lựa chọn dòng van giảm áp để lắp đặt trong hệ thống. Thiết bị có chức năng điều chỉnh áp suất luôn ở mức ổn định nhờ vào bộ phận vít căn chỉnh được thiết kế ngay trên thân van. Vị trí lắp đặt van thường ở đầu vào của hệ thống. Sau khi được cài đặt áp suất định mức, nếu như hệ thống có áp suất cao vượt mức cho phép thì van sẽ hoạt động và thực hiện nhiệm vụ giảm áp về mức cài đặt ban đầu, không lo xảy ra tình trạng chập điện, cháy nổ nguy hiểm.
Van giảm áp hay còn được gọi là van ổn áp, van điều tiết áp suất, van điều áp…Sản phẩm sở hữu khá nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Van vận hành tự động nên tiết kiệm công sức, thời gian, chi phí điện năng.
- Phản ứng nhanh nhạy khi có các sự cố tăng áp xảy ra đột ngột.
- Đa dạng về chủng loại như van gián tiếp, van trực tiếp.
- Kích thước dao động từ DN15 – DN600 nên thích hợp với nhiều kiểu đường ống.
- Chất liệu đa dạng bao gồm inox, thép, đồng, nhựa nên có khả năng hoạt động tốt trong nhiều môi chất như khí nén, hơi nóng, xăng dầu.
- Phương thức kết nối bao gồm kiểu mặt bích hoặc nối ren nên đảm bảo độ kín khít cao cho hệ thống mà còn linh hoạt trong việc lắp ráp, sửa chữa khi không may bị hư hỏng.
- Giá thành hợp lý, không quá đắt đỏ nên nhiều người có thể mua và ứng dụng cho công trình của mình.
Hiện tại dòng van giảm áp này đang được Tổng Kho Van cung cấp và phân phối với chất lượng đạt chuẩn, giá thành hợp lý. Nếu đang có nhu cầu sử dụng và báo giá, quý khách hàng có thể đến trực tiếp đại lý hoặc liên hệ ngay HOTLINE: 098 1805 266 để được hỗ trợ tư vấn.
Hướng dẫn cách lắp đặt van giảm áp đúng kỹ thuật
Để có một hệ thống van giảm áp hoàn chỉnh, đi vào vận hành êm ái, hiệu quả chúng ta cần thực hiện ba bước cơ bản đó là chuẩn bị, kiểm tra và lắp đặt, cụ thể từng bước như sau:
Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết
Để lắp đặt van giảm áp đúng cách, chuẩn xác chúng ta cần thực hiện khâu chuẩn bị phụ kiện, thiết bị liên quan một cách chu đáo, đầy đủ. Dưới đây là những phụ kiện cần thiết nhất trong quá trình lắp đặt van giảm áp, cụ thể:
- Van giảm áp (Kích thước, chất liệu, kiểu vận hành cần phụ thuộc vào tính chất, quy mô của hệ thống công trình).
- Mặt bích (Kích thước, độ dày, tiêu chuẩn mặt bích cần phụ thuộc vào kích thước và tiêu chuẩn của van, đường ống).
- Băng keo tan đối với dòng van giảm áp nối ren để giúp các mối nối đảm bảo độ kín khít, chắc chắn tuyệt đối.
- Gioăng làm kín cũng có chức năng giúp hệ thống đảm bảo độ kín, tránh hiện tượng rò rỉ lưu chất.
- Giá đỡ van, cờ lê, mỏ lết, tua vít, đai ốc, bulong, máy hàn, que hàn…
Tiến hành kiểm tra toàn hệ thống
Sau khi chuẩn bị xong các thiết bị, phụ kiện liên quan, chúng ta cần thực hiện các bước tiếp theo đó là:
- Kiểm tra tổng thể bên trong và bên ngoài van để tránh tình trạng van nứt vỡ, hư hỏng làm gián đoạn quá trình lắp đặt.
- Kiểm tra chất liệu, kích cỡ và các thông số kỹ thuật của van phù hợp với môi chất làm việc và quy mô hệ thống.
- Kiểm tra và lựa chọn vị trí lắp đặt thuận tiện giúp cho việc vận hành linh hoạt, dễ dàng thực hiện thao tác tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa khi cần thiết.
- Dùng giẻ lau sạch và khô phần đường ống, van để tránh tình trạng còn tạp chất, ẩm ướt gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành đặc biệt là tắc nghẽn đường ống. Ngoài ra việc còn sót lại rác thải, cặn bẩn có thể khiến cho hệ thống không đảm bảo độ kín khít gây rò rỉ lưu chất.
Thực hiện lắp đặt van
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị cần thiết, đồng thời chọn lựa được vị trí lắp đặt, vệ sinh sạch sẽ hệ thống chúng ta bắt đầu thao tác lắp đặt van. Cụ thể từng bước như sau:
- Đặt van giảm áp vào vị trí đã xác định từ đầu, chú ý các bộ phận kết nối của van với đường ống phải trùng khớp với nhau. Đồng thời đặt van theo chiều mũi tên ghi trên thân van thì lưu chất mới có thể lưu thông và vận hành hiệu quả.
- Trường hợp van giảm áp mặt bích chúng ta cần hàn mặt bích vào hai đầu đường ống. Tiếp theo đó đặt van vào và dùng các đai ốc, bulong xỏ vào các lỗ mặt bích đường ống. Nên dùng thêm giá đỡ van để giúp cố định vị trí chặt chẽ cho thiết bị. Lấy phần gioăng làm kín đã chuẩn bị đặt vào giữa các mặt bích. Luồn các bulong còn lại vào lỗ, dùng dụng cụ siết chặt lại cho đến khi đảm bảo độ chặt chẽ.
- Trường hợp van giảm áp kiểu nối ren, cần kiểm tra phần chân ren. Nếu như đã có sẵn thì thực hiện lắp đặt luôn, còn nếu chưa có chúng ta sẽ dùng máy tạo ren để thiết kế các vòng ren. Quấn một lớp keo tan tại đầu mối nối, đặt van vào và vặn chặt hệ thống. Nên vặn đủ độ chặt, không nên dùng lực quá mạnh hoặc vặn quá chặt có thể gây hư hỏng đường ống.
- Cuối cùng cần vệ sinh sạch sẽ lại hệ thống một lần nữa, đặc biệt là các vị trí kết nối. Thực hiện cho van chạy thử, nếu như đảm bảo êm ái, không rò rỉ lưu chất, không rung lắc thì có thể đưa van vào hoạt động bình thường.
- Có thể tra dầu mỡ vào các mối nối để giúp hệ thống vận hành trơn tru, tránh hiện tượng ăn mòn, gỉ sét gây hư hỏng hệ thống, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.
Cách điều chỉnh van giảm áp đúng cách
Van giảm áp thực hiện chức năng giảm áp lực nhờ vào bộ phận căn chỉnh được thiết kế ở bên ngoài thân van. Trước khi đi vào hoạt động người vận hành sẽ điều chỉnh bộ phận này sao cho áp suất luôn ở mức ổn định. Trường hợp dòng chảy lưu chất quá mạnh, nhiệt độ quá lớn có thể làm áp lực tăng cao quá mức cho phép, lúc này van sẽ hoạt động và điều chỉnh áp suất về mức cài đặt ban đầu mà không lo xảy ra các sự cố nguy hiểm.
Dưới đây là hướng dẫn cách điều chỉnh van giảm áp đúng kỹ thuật, mọi người có thể tham khảo để áp dụng ngay cho hệ thống của mình, cụ thể:
- Bước đầu tiên chúng ta cần đóng van, ngắt tất cả các dòng chảy hoặc các thiết bị được lắp đặt xung quanh van điều áp.
- Thực hiện tháo dỡ bộ phận nắp bảo vệ vít điều chỉnh nhằm mục đích làm giảm áp lực đầu ra. Dùng dụng cụ chuyên dụng để thực hiện vặn vít ngược chiều kim đồng quay.
- Thao tác này giúp tạo ra những chuyển động cơ bản ở bên trong hệ thống van, đồng thời góc độ mở của van giảm áp cũng thu hẹp lại. Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ dòng chảy, lưu lượng lưu chất qua van giảm bớt, kéo theo đó là áp suất đầu ra cũng giảm xuống mức phù hợp.
- Còn nếu muốn tăng mức áp suất đầu ra, chúng ta cần vặn vít theo chiều kim đồng hồ. Thao tác này giúp làm tăng góc độ mở của van giảm áp, đồng thời tốc độ, lưu lượng dòng chảy qua van và áp suất cũng tăng theo.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng van giảm áp
Để quá trình vận hành mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng, chúng ta cần chú ý các vấn đề cơ bản sau:
- Xác định rõ môi chất làm việc để lựa chọn chất liệu van cho phù hợp. Chẳng hạn như van giảm áp inox thích hợp với các môi chất có tính ăn mòn mạnh như acid, hóa chất. Còn van giảm áp gang lại thích hợp ứng dụng trong môi chất bình thường như nước sạch, nước thải.
- Nắm rõ áp suất đầu ra và đầu vào của hệ thống để cài đặt chính xác, tránh tình trạng thiết lập sai thông số dẫn đến việc không thể vận hành hoặc xảy ra sự cố cháy nổ nguy hiểm.
- Lựa chọn van, đường ống, mặt bích phải tương đồng về chất liệu, độ dày, kích thước, tiêu chuẩn kết nối thì việc lắp đặt mới đạt chính xác tuyệt đối.
- Thao tác vặn chân ren, siết chặt bulong cần thực hiện nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh trường hợp hư hỏng làm tốn thời gian, công sức và chi phí thay mới.
- Nên bảo dưỡng hệ thống định kỳ 6 tháng một lần nhằm mục đích giúp van hoạt động êm ái, kéo dài thời gian sử dụng. Một số thao tác đơn giản trong quá trình bảo dưỡng được kể đến như tra dầu mỡ vào các mối nối, lau chùi sạch sẽ bụi bẩn…
- Nếu như hệ thống xảy ra các sự cố không muốn chúng ta cần liên hệ đơn vị bảo trì để được xử lý đúng cách, không nên tự sửa chữa sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn.
Ứng dụng thực tế của van giảm áp
Van giảm áp có tính ứng dụng cao, được lắp đặt trong hầu hết các hệ thống công trình. Dưới đây là một số ứng dụng thực tế của van trong đời sống dân dụng cũng như sản xuất công nghiệp, mọi người có thể tham khảo, cụ thể:
- Hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, hệ thống cứu hỏa.
- Ứng dụng trong các hệ thống nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, nước uống có gas.
- Nhà máy hóa chất, dung môi, hệ thống lọc hóa xăng dầu.
- Hệ thống có mức áp suất, nhiệt độ làm việc cao như hơi nóng, lò hơi, nồi hấp, máy nén khí.
- Hệ thống nhà máy khai thác khoáng sản, khí đốt, nhiên liệu tự nhiên.
- Ứng dụng trong các hệ thống đóng tàu, ngành hàng hải.
- Lắp đặt trong hệ thống máy giặt, máy nước nóng.
Bài viết trên đây hướng dẫn đến người dùng cách lắp đặt, sử dụng và điều chỉnh van giảm áp đúng cách, mọi người có thể tham khảo. Nếu đang có nhu cầu sử dụng dòng van này thì Tổng Kho Van là một sự lựa chọn đúng đắn. Hiện tại, Tổng Kho Van đang là đại lý phân phối các dòng van công nghiệp nổi tiếng nhất trên toàn quốc, đặc biệt giá thành ổn định, hợp lý, khách hàng có thể yên tâm lựa chọn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!