Cách Lắp Đặt Van Xả Khí: Hướng Dẫn Chi Tiết Và Những Lưu Ý Cần Biết

Van xả khí là một thiết bị khá quan trọng trong các hệ thống chất lỏng, có chức năng bảo vệ đường ống không bị tắc nghẽn trước tình trạng quá tải khí dư thừa. Lắp đặt van xả khí một cách chính xác là yếu tố giúp thiết bị có thể sử dụng lâu dài và mang đến những hiệu quả tối ưu.Dưới đây là hướng dẫn chi tiết và những lưu ý cần biết khi thực hiện lắp đặt loại van này. 

Vai trò của van xả khí trong các hệ thống đường ống

Khi nhắc đến các dòng van thông dụng và có chức năng bảo vệ đường ống hiệu quả, van xả khí chắc chắn là một trong những thiết bị không thể thiếu.

Với thiết kế đa dạng với nhiều kích thước và chất liệu khác nhau, chúng được lắp đặt trực tiếp trên đường ống vận chuyển chất lỏng với nhiều điều kiện môi trường riêng biệt, thích hợp với hầu hết các hệ thống dân dụng và công nghiệp với quy mô từ bé đến lớn.

Van xả khí
Van xả khí là thiết bị có chức năng xả bớt lượng khí dư bên trong đường ống để tránh xảy ra tình trạng quá tải.

Với khả năng đóng/ mở hoàn toàn tự động, nếu xảy ra tình trạng có quá nhiều khí nén được sinh ra bên trong đường ống, thiết bị này là một giải pháp tối ưu để loại bỏ toàn bộ lượng khí dư này ra ngoài môi trường, từ đó giúp hệ thống không bị quá tải, tránh xảy ra các sự cố tắc nghẽn hoặc nỗ vỡ đường ống trong quá trình hoạt động.

Bên trong van được thiết kế một phao van, phao van này có trọng lượng khá nhẹ và được thả tự do bên trong. Khi lượng khí nén dư thừa ít, phao van sẽ nổi hoàn toàn trên mặt nước và chắn lại cửa van. Khi lượng khí nén dư thừa sinh ra ngày càng nhiều, áp suất của chúng sẽ ép chặt phao van xuống dưới để mở ra hoàn toàn cửa van. Từ đó xả toàn bộ lượng khí dư thừa ra ngoài.

Quá trình này được thực hiện liên tục, tuần hoàn và tự động đóng/ mở bất cứ khi nào xảy ra tình trạng quá tải khí, hoàn toàn không cần phụ thuộc vào tác động từ con người.

Nhờ có thiết bị này mà áp lực bên trong hệ thống vận chuyển chất lỏng được cân bằng hiệu quả hơn, lưu chất và không khí được vận hành một cách dễ dàng hơn, tránh sự tích tụ quá nhiều của các túi khí bên trong đường ống, từ đó giảm áp lực hệ thống và tránh xảy ra các sự cố nổ vỡ không mong muốn.

Hướng dẫn lắp đặt van xả khí chi tiết

Lắp đặt van xả khí là bước quan trọng để kết nối thiết bị chắc chắn vào đường ống, giúp thiết bị không bị rung lắc hay rò rỉ trong quá trình sử dụng. Các bước lắp đặt chi tiết thiết bị này được thực hiện như sau:

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết

Trước khi thực hiện lắp đặt cần phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết để giúp quá trình lắp đặt diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn:

  • Lựa chọn van xả khí có kích thước và vật liệu sản xuất phù hợp với hệ thống đang sử dụng.
  • Sử dụng mặt bích cũng có kích thước tương đồng với van và ống để thực hiện kết nối chi tiết này với nhau để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.
  • Gioăng: Được sản xuất từ những loại vật liệu có tính chất đàn hồi như NBR, EPDM, PTFE… để tạo độ đóng kín tuyệt đối tại các vị trí kết nối.
  • Chuẩn bị đầy đủ bu lông, cờ lê, tua vít…
Lắp đặt van xả khí
Lắp đặt van xả khí đúng cách sẽ mang đến khả năng lắp đặt chính xác nhất.

Kiểm tra thiết bị, phụ kiện, đường ống trước khi thực hiện lắp đặt

Quá trình kiểm tra các thiết bị, vật dụng cần thiết để đảm bảo chúng đủ điều kiện để lắp đặt vào hệ thống là một bước vô cùng quan trọng:

  • Kiểm tra thật kỹ thiết bị van xả khí để đảm bảo không có bất cứ hư hỏng nào trên thân van, thực hiện lau chùi bụi bẩn trên bề mặt van nếu có để tránh vây bẩn trong quá trình lắp đặt.
  • Vệ sinh sạch sẽ hai đầu ống, tiến hành loại bỏ các loại rác thải, cặn bẩn, tạp chất tại hai đầu ống để tránh gây tắc nghẽn đường ống, đảm bảo lưu chất luôn sạch sẽ trong quá trình sử dụng, tránh gây kẹt mối nối dẫn đến rò rỉ lưu chất.
  • Kiểm tra mọi thông số kỹ thuật của van để đảm bảo rằng chúng phù hợp với hệ thống đang sử dụng.
  • Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị xem có phù hợp để đặt van hay không, không gian có đủ để van vận hành thoải mái.

Tiến hành lắp đặt van xả khí

Nhìn chung, loại van này có thiết kế khá đơn giản, nhỏ gọn nên quá trình lắp đặt cũng không đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao, chúng được thực hiện theo các bước cụ thể sau đây:

  • Có hai loại van được sử dụng để lắp đặt là van nối ren và van mặt bích. Kiểu nối ren được sử dụng cho những dòng van có kích thước nhỏ dưới DN50, kiểu mặt bích được sử dụng cho những dòng van có kích thước lớn hơn DN50. 
  • Đối với kiểu mặt bích, trước khi lắp van, người sử dụng sẽ thực hiện hàn mặt bích vào đường ống, kích thước mặt bích ống phải tương ứng với kích thước mặt bích van. 
  • Đặt van vào vị trí cần lắp đặt, đối với van nối ren thì thực hiện vặn siết chắc chắn các vòng ren. Đối với van mặt bích thì thực hiện đệm một miếng gioăng ở giữa các mặt bích để ngăn chặn rò rỉ, sau đó luồng bu lông qua tất cả các lỗ ren và vặn siết cho thật chắc chắn là có thể hoàn thành.
  • Sau khi lắp đặt, hãy tiến hành chạy thử thiết bị, nếu van mang đến khả năng xả khí tự động nhanh chóng, hiệu quả, không bị rung lắc khi sử dụng thì có thể đưa vào hoạt động chính thức.
Ứng dụng van xả khí
Van xả khí phải được lắp đặt theo chiều đứng thì mới có thể mang đến hiệu quả vận hành tốt nhất.

Những lưu ý cần biết khi thực hiện lắp đặt van xả khí

Khi thực hiện lắp đặt thiết bị này, có một số lưu ý mà bạn cần ghi nhớ để đảm bảo mang đến hiệu quả lắp đặt tốt nhất:

  • Van cần phải được lắp đặt ở những vị trí cao nhất trên đường ống, đây là những vị trí tích tụ nhiều khí dư, khí tồn nhất.
  • Kích thước van sử dụng cũng phụ thuộc vào kích thước đường ống, đường ống có kích thước lớn thì phải sử dụng thiết bị van xả khí có kích thước to để quá trình xả khí được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
  • Đối với đường ống dài, nhiều đoạn gấp khúc thì cần bố trí số lượng van phù hợp để quá trình xả khí được thực hiện nhanh chóng.
  • Đối với các hệ thống máy bơm, cần lắp đặt van ở những vị trí tích tụ khí lớn nhất.
  • Van bao giờ cũng phải được lắp đặt theo chiều thẳng đứng, vị trí xả khí phải nằm ở nơi cao nhất của van vì khí dư thường sẽ có tính chất bay lên cao, nếu lắp van theo chiều ngược lại thì hoàn toàn không mang đến tác dụng.
  • Các thiết bị van cổng, van bướm, van cầu, van bi, van 1 chiều… nên được lắp đặt trước van xả khí để giúp quá trình tháo lắp, bảo trì thiết bị trở butternên dễ dàng hơn.
  • Nên sử dụng một thiết bị van y lọc ở phía trước van xả khí để lọc bỏ hoàn toàn các loại tạp chất, cặn bẩn có trong lưu chất, bởi vì lỗ xả khí của van có kích thước khá nhỏ, nếu bị tắc nghẽn bởi tạp chất thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình xả khí tự động của van.
  • Đối với dòng van nối ren, trước khi lắp đặt cần bôi một lớp keo tan tại các đầu ren để mang đến khả năng đóng kín và chịu lực tốt nhất, đối với dòng van mặt bích thì nên đệm một miếng gioăng làm kín giữa các mặt bích.

Bên cạnh việc lắp đặt chính xác thì việc sử dụng van xả khí đúng cách cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo thiết bị có thể hoạt động lâu dài. Nên bảo trì thiết bị định kỳ 6 tháng/ 1 lần để vệ sinh và kiểm tra những hư hỏng tiềm ẩn.

Van xả khí
Tổng Kho Van hiện đang phân phối đa dạng các sản phẩm van xả khí với đầy đủ mẫu mã và giá thành cạnh tranh.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách lắp đặt van xả khí đúng cách và những lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ để mang đến hiệu quả tốt nhất. Nếu vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan về sản phẩm này, muốn nhận được báo giá chi tiết cụ thể, hãy liên hệ với Tổng Kho Van để được tư vấn.

Các sản phẩm mà chúng tôi phân phối đều được cam kết nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu danh tiếng, đầy đủ mẫu mã cho bạn thoải mái lựa chọn và bảo hành uy tín theo quy định. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *