Phân Biệt Van Cầu Và Van Cổng | So Sánh Về Cấu Tạo, Chức Năng, Giá Thành
Van cầu và van cổng là hai dòng van công nghiệp thông dụng và giữ vai trò không thể thiếu trong hầu hết các hệ thống sản xuất. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về hai dòng van này, người sử dụng có thể sẽ rất khó khăn trong việc phân biệt chúng. Vì vậy, ở bài viết sau đây, Tổng Kho Van sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề này.
Tìm hiểu về van cầu và van cổng
Muốn một hệ thống vận chuyển lưu chất có thể vận hành ổn định, mang đến năng suất cao thì bên cạnh các loại ống dẫn, phụ kiện nối ống thì van công nghiệp là một yếu tố không thể thiếu.
Van công nghiệp là những thiết bị được lắp đặt trực tiếp trên đường ống vận chuyển, có khả năng đóng mở vô cùng đơn giản, nhanh chóng, thực hiện vai trò ngăn chặn hoặc lưu thông dòng chảy hiệu quả, đồng thời có thể kiểm soát lưu lượng qua van vô cùng chính xác, phục vụ mọi nhu cầu sản xuất của người tiêu dùng.
Có nhiều dòng van công nghiệp trên thị trường hiện nay, mỗi loại sẽ được thiết kế với những đặc điểm, chức năng và cơ chế vận hành đơn giản, tùy vào từng hệ thống sử dụng mà có thể lựa chọn thiết bị phù hợp.
Với chức năng vận chuyển lưu chất, có hai dòng van cơ bản nhất hiện nay mà bạn không thể bỏ qua là van cổng và van cầu.
Van cổng là gì?
Van cổng (gate valve) là thiết bị van đóng/ mở được lắp đặt trực tiếp trên đường ống lưu thông lưu chất, chủ yếu là các hệ thống chất lỏng, thực hiện hai vai trò chính là đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn để ngăn chặn hoặc cho phép dòng chảy lưu chất di chuyển qua.
Van được thiết kế với đa dạng kích thước từ DN15 trở lên, thân van được chế tạo từ nhiều loại vật liệu như inox, gang, đồng, thép, nhựa… để thích hợp sử dụng trong hầu hết các hệ thống lớn nhỏ, đa dạng điều kiện môi trường và ứng dụng linh hoạt cho cả hệ thống sản xuất hoặc dân dụng.
Van được vận hành bằng nhiều hình thức như thủ công bằng tay quay vô lăng hoặc tự động thông qua điều khiển điện, lắp đặt chắc chắn vào đường ống bằng hình thức nối ren hoặc mặt bích, mang đến khả năng liên kết vô cùng bền vững, ít xảy ra các sự cố rung lắc hay rò rỉ khi vận hành.
Với thiết kế đơn giản, không có quá nhiều chi tiết bộ phận, tháo lắp dễ dàng, vật liệu phong phú, thiết bị van cổng chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho người tiêu dùng khi muốn lắp đặt trong các hệ thống chất lỏng.
Van cầu là gì?
Van cầu (Globe valve) cũng là một thiết bị khá thông dụng hiện nay. Thiết kế bên ngoài của chúng cũng tương tự như van cổng nên đôi khi người tiêu dùng không thể phân biệt được hai dòng van này nếu không hiểu rõ về chúng.
Cũng là một thiết bị được lắp đặt trực tiếp trên đường ống vận chuyển lưu chất để kiểm soát dòng chảy bên trong hệ thống hiệu quả, tuy nhiên so với van cổng, phạm vi ứng dụng của thiết bị van cầu sẽ rộng hơn.
Chúng được sản xuất với đa dạng kích thước từ DN15 trở nên lên, cũng được kết nối với hệ thống bằng hai phương thức chính là nối ren và mặt bích, chất liệu sử dụng cũng đa dạng như inox, gang, đồng, thép, nhựa… thích hợp ứng dụng trong nhiều môi trường lưu chất khác nhau.
Đặc biệt, với thiết kế đặc biệt với bộ phận chuyển hướng dòng chảy bên trong, van cầu không chỉ thích hợp đóng/ mở để ngăn chặn hoặc cho phép dòng chảy lưu chất di chuyển qua, mà còn thực hiện vai trò điều tiết lưu lượng vô cùng hiệu quả. Môi trường sử dụng cũng khá rộng khi thích hợp với cả chất lỏng, khí nén, hơi nóng…
Thiết bị này hiện đang được vận hành với 3 hình thức chính là tay quay vô lăng, điều khiển điện, điều khiển khí nén… giúp mang đến chức năng tự động hóa cao cho các hệ thống sử dụng.
Phân biệt van cầu và van cổng
Để giúp quý khách hàng có thể hiểu rõ hơn về hai thiết bị này, cũng như dễ dàng phân biệt chúng nhằm thuận tiện cho việc lựa chọn được những sản phẩm phù hợp, dựa vào một số tiêu chí, Tổng Kho Van xin phép giới thiệu đến bạn cách để so sánh hai sản phẩm này như sau:
Sự giống nhau giữa van cổng và van cầu
Cho dù có khác nhau về cấu tạo, chức năng hay cơ chế vận hành, cả hai dòng van này cũng sẽ có một số điểm tương đồng như:
- Được lắp đặt trực tiếp trên đường ống vận chuyển lưu chất để kiểm soát dòng chảy hiệu quả, đóng/ mở để cho phép hoặc ngăn chặn dòng chảy di chuyển qua.
- Là dòng van đóng mở bằng phương thức điều khiển như tác động cơ (tay quay vô lăng) hoặc sử dụng năng lượng (điện, khí nén…)
- Có thiết kế bên ngoài khá tương đồng với nhau, đây chính là yếu tố khiến nhiều người cảm thấy bối rối khi bắt đầu tìm hiểu về hai dòng van này.
- Sản xuất đa dạng bằng nhiều loại vật liệu như inox, gang, đồng, thép, nhựa… để ứng dụng trong từng môi trường lưu chất cụ thể.
- Có kích thước đa dạng từ DN15 trở lên, thích hợp phục vụ trong nhiều quy mô hệ thống.
- Lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng vào hệ thống bằng hai phương thức chính là mặt bích và nối ren.
- Cấu tạo cũng bao gồm bộ phận chính như thân van, đĩa van, trục van, bộ phận điều khiển…
- Tuổi thọ sử dụng khá cao, có thể lên đến hàng chục năm.
Sự khác nhau giữa van cổng và van cầu
Bên cạnh những điểm giống nhau như trên, hai loại van này cũng có một số điểm khác biệt như sau:
Phân biệt theo cấu tạo:
Cấu tạo van cổng | Cấu tạo van cầu |
Thân van bên trong được thiết kế với một buồng thống nhất, lưu chất khi vận chuyển qua hoàn toàn không bị cản trở. | Thân van bên trong được thiết kế với dạng hai nữa hình cầu tạo thành một hình chữ ngã, cho phép lưu chất được chuyển hướng dòng chảy khi vận chuyển qua, làm giảm lưu lượng và tốc độ dòng chảy. |
Trục van được thiết kế với dạng ty nổi (nằm bên ngoài thân van) hoặc ty chìm (nằm bên trong thân van). | Liên kết với bộ phận điều khiển, không chia ra ty nổi hay ty chìm, có trục van ngắn. |
Cùng một kích thước danh nghĩa DN, van cổng thường sẽ có thiết kế cao lớn hơn so với van cầu. | Thiết kế gọn gàng, trọng lượng nhẹ hơn so với van cổng. |
Đĩa van được thiết kế dạng nêm, có thể dễ dàng nâng lên, hạ xuống theo chuyển động của trục van. | Đĩa van được thiết kế với khả năng mở song song so với hướng dòng chảy. |
Phân biệt theo cơ chế vận hành:
Cơ chế vận hành van cổng | Cơ chế vận hành van cầu |
Vận hành chủ yếu bằng hai hình thức chính: Tay quay vô lăng và điều khiện điện. | Vận hành chủ yếu bằng 3 hình thức chính: Tay quay vô lăng, điều khiển điện, điều khiển khí nén. |
Được thiết kế theo kiểu hai chiều nên dễ dàng lắp đặt theo nhiều hướng khác nhau. | Được thiết kế để vận chuyển lưu chất theo một hướng duy nhất, vì vậy cần lắp van theo đúng chiều mũi tên được ký hiệu trên thân van. |
Đĩa van được thiết kế dạng nêm, nằm chắn trực tiếp ngay tại vị trí cửa van, khi vận hành, chúng sẽ thực hiện di chuyển lên xuống để thực hiện đóng hoặc mở cửa van. Với thiết kế này, lưu lượng vận chuyển qua van hoàn toàn không bị cản trở, áp lực tác động cũng rất lớn, vì vậy van cổng chỉ thích hợp đóng van hoàn toàn hoặc mở van hoàn toàn, không thích hợp cho vai trò điều tiết. | Với chức năng chuyển hướng dòng chảy khi vận chuyển qua van, áp lực tác động lên đĩa van sẽ ít đi, vì vậy bên cạnh chức năng đóng/ mở van hoàn toàn, có thể thực hiện vai trò điều tiết lưu lượng vô cùng chính xác. |
Chu trình đóng/ mở của van cổng thường dài hơn. | Chu trình đóng mở của van cầu thường sẽ ngắn hơn. |
Phân loại theo chức năng:
Van cổng | Van cầu |
Sử dụng chủ yếu trong môi trường chất lỏng như nước, xăng, dầu, hóa chất… | Môi trường sử dụng đa dạng hơn như chất lỏng (nước, hóa chất, xăng dầu…), khí nén, hơi nóng… |
Ưu tiên tại những hệ thống có điều kiện môi trường bình thường, áp lực không quá cao… | Thích hợp sử dụng trong những hệ thống có điều kiện khắc nghiệt hơn như áp lực lớn, nhiệt độ cao… |
Phân loại theo giá thành:
Van cổng | Van cầu |
Van cổng là dòng van công nghiệp thông dụng nhất, thích hợp sử dụng trong hầu hết hệ thống chất lỏng lớn nhỏ. | Được thiết kế với đặc thù riêng, vì vậy phạm vi ứng dụng trong cao bằng van cổng, chỉ sử dụng trong những hệ thống thực sự cần thiết. |
Với dòng van cùng kích thước, van cổng sẽ có giá thành rẻ hơn. | Van cầu có giá thành cao hơn vì thiết kế và chức năng có phần phức tạp hơn. |
Chi phí bảo trì thấp. | Chi phí bảo trì cao hơn. |
Với khả năng đóng hoặc mở hoàn toàn, hạn chế được tình trạng ăn mòn đĩa van, tuổi thọ sử dụng khá cao. | Với khả năng điều tiết, cần sử dụng hợp lý để hạn chế hư hỏng đĩa van. |
Kết luận:
Nhìn chung, cả van cổng và van cầu đều có thiết kế vô cùng chắc chắn với đa dạng kích thước, chất liệu và mẫu mã cho bạn thoải mái lựa chọn. Tuy nhiên, chúng cũng có một số đặc điểm riêng nhằm giúp chúng thực hiện những chức năng riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
Tiêu chí để lựa chọn được những sản phẩm van cầu và van cổng phù hợp
Lựa chọn một sản phẩm có thiết kế, chức năng phù hợp với hệ thống đang sử dụng sẽ giúp thiết bị sử dụng được lâu dài, phát huy được hết hiệu quả và mang đến năng suất cao. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng khi quyết định lựa chọn hai dòng van này là:
Lựa chọn theo chất liệu
Chất liệu là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng chống chịu của sản phẩm. Một sản phẩm có chất liệu tốt thì phạm vi ứng dụng sẽ rộng hơn, thích hợp với nhiều điều kiện môi trường hơn, tuy nhiên những thiết bị này thường sẽ có giá thành cao. Vì vậy, lựa chọn sản phẩm với chất liệu phù hợp sẽ là tiêu chí quan trọng để tăng cường độ bền, đồng thời tối ưu hóa về chi phí. Chẳng hạn:
- Nếu như vận chuyển một loại lưu chất áp lực thấp, tính chất bình thường như nước, thì dòng van gang là lựa chọn tốt nhất, đây là loại vật liệu bình dân và có giá thành khá phải chăng.
- Nếu như muốn lắp đặt trong các nhà máy hóa chất, vận chuyển các loại lưu chất có nồng độ cao thì nên sử dụng van nhựa, tuy loại vật liệu này có khả năng chịu lực chỉ ở mức tương đối nhưng lại có khả năng chống ăn mòn bởi hóa chất vô cùng cao.
- Nếu như bạn muốn sử dụng trong môi trường có áp lực lớn lên đến hàng trăm bar, nhiệt độ lên đến 500 độ C thì van thép là lựa chọn hoàn hảo nhất, dòng van này có độ cứng cao, khả năng chống va đập vượt trội, nhiệt độ nóng chảy cao nên có thể sử dụng bền bỉ, lâu dài theo thời gian.
- Còn đối với những hệ thống có áp lực ở mức PN25 – PN40, nhiệt độ tối đa 200 độ C, hoặc có nhu cầu chống ăn mòn, không bị oxy hóa theo thời gian, có thiết kế sang trọng, hiện đại và mang đến tính thẩm mỹ cao các hệ thống sử dụng thì dòng van inox là lựa chọn tối ưu nhất. Chúng được đánh giá là loại vật liệu cao cấp với khả năng ứng dụng toàn diện, nên giá thành thường sẽ cao hơn so với các dòng van còn lại.
Lựa chọn theo phương thức vận hành
Phương thức vận hành cũng là những yếu tố quan trọng quyết định đến sự tối ưu cho các hệ thống mà bạn đang sử dụng. Có nhiều hình thức vận hành cho các thiết bị này là thủ công hoặc tự động.
- Vận hành thủ công thông qua tay quay vô lăng: Đây là kiểu vận hành thông qua phương thức cơ thông thường, một tay quay vô lăng được thiết kế bên ngoài thân van và kết nối với trục van bên trong. Khi muốn vận hành, chỉ cần vặn tay quay theo chiều kim đồng hồ là có thể mở hoặc đóng van thành công. Kiểu vận hành này thường được sử dụng cho những hệ thống có kích thước nhỏ, giá thành rẻ, có thiết kế đơn giản, đóng/ mở không yêu cầu nhiều chuyên môn nên được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, một hạn chế nhỏ là van cần được lắp đặt tại những vị trí an toàn, thông thoáng, gần tầm tay người sử dụng thì mới có thể thuận tiện cho việc vận hành. Nếu những hệ thống có kích thước đường ống quá lớn, áp lực tác động lên đĩa van sẽ rất cao, việc đóng mở thủ công sẽ trở nên khó khăn và tốn nhiều sức lực hơn rất nhiều.
- Vận hành tự động thông qua điều khiển điện, điều khiển khí nén: Bên ngoài thân van sẽ được thiết kế một bộ phận truyền động, có chức năng tiếp nhận và chuyển hóa năng lượng khí nén thành cơ năng để vận hành van. Khi muốn đóng/ mở van, chỉ cần bật hoặc tắt công tắc điều khiển là có thể hoàn thành. Với kiểu vận hành này, van có thể lắp đặt dễ dàng tại hầu hết mọi vị trí kể cả những nơi xa tầm tay người sử dụng hay những khu vực nguy hiểm, có thể điều khiển cùng lúc nhiều thiết bị với khả năng đóng mở nhanh nhạy, hiệu quả cao, không ảnh hưởng đến các thiết bị khác cùng hoạt động, thích hợp sử dụng trong những hệ thống quy mô lớn, tự động hóa cao. Và tất nhiên, với những tính năng vượt trội của mình, giá thành lắp đặt của dòng van tự động thường sẽ cao hơn, đồng thời sẽ tốn thêm chi phí năng lượng trong quá trình sử dụng.
Lựa chọn theo chức năng
Nhu cầu sử dụng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn một sản phẩm ưng ý. Như đã nói, van cầu thường sẽ có giá thành cao hơn so với dòng van cổng cùng kích thước, cần xác định rõ sản phẩm được sử dụng với chức năng gì trước khi quyết định lựa chọn:
- Với những hệ thống được dùng để vận chuyển lưu chất lỏng, nên sử dụng van cổng. Với những hệ thống sử dụng để sử dụng linh hoạt trong nhiều môi trường lưu chất như chất lỏng, khí nén, hơi nóng… thì nên sử dụng van cầu.
- Nếu hệ thống chất lỏng chỉ cần đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn thì nên sử dụng van cổng. Nếu hệ thống chất lỏng yêu cầu thêm chức năng điều tiết lưu lượng thì nên sử dụng van cầu.
- Nếu hệ thống có áp lực lớn, nhiệt độ cao thì van cầu sẽ là lựa chọn tối ưu hơn.
Lựa chọn theo kích thước và phương thức kết nối
Muốn van có thể lắp đặt dễ dàng vào hệ thống, mang đến khả năng liên kết chắc chắn, không bị rung lắc hay rò rỉ khi sử dụng thì kích thước và phương thức kết nối là hai yếu tố quan trọng trước khi lựa chọn một sản phẩm nào:
- Lựa chọn kích thước van phù hợp với kích thước đường ống.
- Đối với những hệ thống có kích thước đường ống dưới DN50, phương thức kết nối phù hợp là phương thức nối ren.
- Với những hệ thống có kích thước từ DN50 trở lên, nên sử dụng phương thức kết nối mặt bích để mang đến khả năng chịu lực tốt nhất.
Tổng Kho Van – Đơn vị phân phối van cầu và van cổng chính hãng, giá tốt
Tổng Kho Van hiện đang là doanh nghiệp phân phối các loại thiết bị, van công nghiệp chất lượng với đa dạng kích thước, chất liệu, mẫu mã và giá cả cạnh tranh nhất thị trường hiện nay. Các sản phẩm van cổng, van cầu mà chúng tôi phân phối đều được nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất, lựa chọn những thương hiệu uy tín từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… và bảo hành uy tín theo quy định.
Một số sản phẩm van cổng đang được Tổng Kho Van phân phối số lượng lớn là:
- Van cổng ty nổi JIS 10K | Hiệu YDK Korea
- Van cổng ty chìm tay quay PN10/16 | Hiệu YDK Hàn Quốc
- Van cổng ty nổi | Hiệu BTL
- Van cổng ty chìm tay quay ARV – ANRS 100
- Van cổng tín hiệu ShinYi – RRSX
- Van Cổng Ty Nổi Cánh Cao Su JS
- Van cổng tay quay tiêu chuẩn DIN PN16/ PN25/ PN40 | Hiệu ETM
- Van cổng tay quay mặt bích | Hiệu APIRT
Một số sản phẩm van cầu đang được Tổng Kho Van phân phối số lượng lớn hiện nay là:
- Van cầu JIS 10K | Hiệu YDK Korea
- Van cầu tay quay Bellow Seal tiêu chuẩn ANSI Class 150LB/300LB/600LB | Hiệu ETM
- Van cầu tay quay tiêu chuẩn JIS | Hiệu APIRT
- Van cầu một chiều thép đúc | 5K, 10K, 20K
- Van cầu JIS 10K/20K/40K | Hiệu TEK
- Van cầu một chiều thép đúc | 5K, 10K, 20K
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách phân biệt van cầu và van cổng, nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm này cũng như muốn nhận được báo giá cụ thể, liên hệ ngay với Tổng Kho Van để được hỗ trợ sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!