So Sánh Van Cổng Và Van Bướm: Giống Hay Khác Nhau? [Giải Đáp Chi Tiết]
Van cổng và van bướm đều là các dòng van công nghiệp được ứng dụng phổ biến trong các hệ thống nước. Tuy nhiên thông số kỹ thuật, đặc điểm cấu tạo, chức năng của van lại hoàn toàn khác nhau. Việc nắm rõ điểm giống và khác nhau giữa hai loại van sẽ giúp người dùng biết lựa cách lựa chọn van phù hợp với hệ thống. Dưới đây là cách so sánh van cổng và van bướm, mọi người có thể tham khảo để biết rõ hơn.
Tìm hiểu khái niệm về van cổng và van bướm
Để so sánh được điểm giống nhau và khác nhau giữa van cổng và van bướm, đầu tiên chúng ta phải nắm rõ được khái niệm của từng loại van, cụ thể:
Khái niệm van cổng
Van cổng (Gate Valves) hay còn có nhiều tên gọi khác như van chặn, van cửa. Sở dĩ van được gọi là van cửa bởi vì thiết bị có chức năng đóng mở giống như một cánh cửa giúp kiểm soát, ngăn chặn và lưu thông lưu chất qua đường ống. Phần đĩa van được thiết kế không tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy của lưu chất nên trong quá trình vận hành không gặp phải hiện tượng giảm lưu lượng hay sụt áp.
Dòng van này thường được lắp đặt trong các hệ thống đường ống có kích thước lớn, thẳng và áp lực làm việc cao. Van có chức năng vận chuyển lưu chất tốt, nhưng lại không có khả năng điều tiết lưu lượng của dòng chảy, bởi vì nếu thực hiện mục đích này sẽ khiến cho phần cánh van dễ bị hư hỏng.
Khái niệm van bướm
Van bướm (Butterfly Valve) có cấu tạo vô cùng đơn giản với hình dáng bên ngoài trông giống như một chú bướm. Thiết bị vừa có khả năng vận chuyển lưu chất qua đường ống, vừa có thể điều tiết lưu lượng của dòng chảy đi quan van một cách hiệu quả.
Loại van này có kích thước khá đa dạng, dao động từ DN50 – DN1500 nên thích hợp với các hệ thống có kích cỡ đường ống lớn từ DN50 trở lên. Van được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, thép, inox, gang, đồng nên phù hợp với nhiều môi chất như khí, chất lỏng, hơi.
Điểm giống nhau giữa van cổng và van bướm
Van cổng và van bướm đều là những dòng van đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong các hệ thống vận chuyển lưu chất. Các thiết bị này có chung những đặc điểm cơ bản sau:
- Van bướm và van cổng đều có chức năng chính là đóng/ mở để lưu thông dòng chảy đi qua van hoặc ngăn chặn hoàn toàn lưu chất lại trước van một cách hiệu quả.
- Cả hai loại van này đều được cấu tạo từ các bộ phận cơ bản như: Thân van, trục van, đĩa van, bộ phận điều khiển, gioăng làm kín.
- Vị trí lắp đặt của hai dòng van này tương tự nhau, đó là được lắp ở điểm cuối hoặc điểm đầu của các hệ thống đường ống. Điều này nhằm mục đích kiểm soát được lưu lượng của lưu chất ở đầu ra hoặc đầu vào luôn ở trạng thái ổn định.
- Chất liệu chế tạo nên van thường rất đa dạng, bao gồm nhựa, thép, gang, inox, đồng…nên có khả năng hoạt động tốt trong nhiều môi chất chẳng hạn như hóa chất, xăng dầu, nước thải, nước sạch.
- Ngoài ra cả hai dòng van này đều có khả năng chịu được áp suất, nhiệt độ cao, khả năng chống ăn mòn, chống oxy hóa hiệu quả.
- Phương thức vận hành đa dạng, bao gồm cả thủ công (tay quay, tay gạt) và hiện đại (điều khiển điện, điều khiển khí nén) nên thích hợp cho cả hệ thống công trình dân dụng đơn lẻ và công trình quy mô lớn, hiện đại.
- Van bướm và van cổng đều là các dòng van hai chiều nên có khả năng vận chuyển và lưu thông lưu chất theo hai hướng.
So sánh điểm khác nhau giữa van cổng và van bướm
Để so sánh và phân biệt điểm khác nhau giữa van cổng và van bướm, người ta thường dựa trên các yếu tố cơ bản như: Đặc điểm cấu tạo, thiết kế bên ngoài, nguyên lý làm việc, chức năng chính, kiểu kết nối đường ống, phương thức vận hành van, môi trường sử dụng, giá thành.
Cụ thể van cổng và van bướm có những điểm khác nhau cơ bản sau:
Đặc điểm cấu tạo bên ngoài
Van bướm và van cổng đều được cấu tạo từ các bộ phận giống nhau như trục van, thân van, đĩa van…tuy nhiên trên thực tế hình dáng cũng như cách thiết kế van hoàn toàn khác biệt nhau, cụ thể:
- Van cổng: Van được thiết kế kiểu kín, kích cỡ lớn, so với van bướm thì van cổng có trọng lượng lớn hơn nhiều. Đĩa van được nằm gọn bên trong thân van, phần trục van có thể là kiểu ty nổi hoặc kiểu ty chìm nên giúp người dùng có thể nắm bắt cũng như quan sát được van đang trong trạng thái đóng hay mở.
- Van bướm: Loại van này khá nhỏ gọn, trọng lượng van nhẹ hơn so với van cổng. Van có hình dáng trông giống như những cánh bướm có khả năng lật lên lật xuống. Cụ thể phần đĩa van có dạng hình tròn như cánh bướm, tay gạt là râu bướm và phần cổ van là thân bướm.
Chức năng chính của van
Cả hai dòng van này đều thích hợp sử dụng cho các hệ thống cần vận chuyển lưu chất lỏng, tuy nhiên chức năng chính của chúng có nhiều điểm khác biệt nhau, cụ thể:
- Van cổng: Dựa vào kiểu thiết kế phần đĩa van đó là di chuyển lên xuống, do đó van chỉ thích hợp với chức năng đóng mở hoàn toàn để giúp vận chuyển hoặc ngăn chặn lưu chất đi qua van, không thích hợp với nhiệm vụ điều tiết lưu lượng của lưu chất. Bởi vì nếu như thực hiện điều tiết dòng chảy, áp lực lớn của lưu chất sẽ làm cho phần đĩa van dễ bị hư hỏng.
- Van bướm: Dòng van bướm có phần đĩa van được thiết kế kiểu đóng mở linh hoạt nên ngoài chức năng đóng mở hoàn toàn để giúp lưu chất đi qua van, loại van này còn có khả năng điều tiết lưu lượng của dòng chảy một cách hiệu quả thông qua việc điều chỉnh van một góc ít hơn hoặc bằng 90 độ.
Nguyên lý hoạt động của van
Do được thiết kế khác nhau nên nguyên lý làm việc của van cổng và van bướm hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
- Van cổng: Theo cấu tạo, phần đĩa van được thiết kế dạng hình vuông mỏng hoặc hình tròn, tuy nhiên chủ yếu là kiểu hình tròn. Chúng được kết nối chắc chắn với bộ phận trục van. Khi thực hiện thao tác mở van sẽ xuất hiện một lực momen xoắn tác động trực tiếp lên trục van. Lúc này trục van sẽ xoay theo hướng lên trên, điều này cũng làm cho đĩa van quay theo khiến cho cửa van được mở ra hoàn toàn và lưu chất có thể đi qua van một cách hiệu quả, nhanh chóng.
- Van bướm: Đối với dòng van bướm, bộ phận đĩa van có cấu tạo hình tròn và lắp nằm dọc theo phần trục van. Khi tiến hành mở van sẽ sinh ra một lực momen xoắn khiến cho trục van quay. Theo cấu tạo, đĩa van sẽ quay quanh trục một góc 90 độ nên hai bên sẽ tạo ra hai khoảng trống và lưu chất sẽ di chuyển qua van thông qua hai khoảng trống này một cách dễ dàng.
Kiểu kết nối với đường ống
Với kích thước lớn nhỏ khác nhau nên kiểu kết nối với đường ống của van cổng và van bướm cũng hoàn toàn khác nhau.
- Van cổng: Van có kích thước đa dạng, dao động từ DN15 – DN1000, với những kích thước này sẽ giúp cho van thuận tiện kết nối với các loại đường ống có kích cỡ từ nhỏ đến lớn. Với các kích cỡ nhỏ dưới DN50 sẽ dùng phương thức nối ren, còn kích cỡ lớn trên DN50 sẽ áp dụng kiểu kết nối mặt bích, hàn kín.
- Van bướm: Dòng van này được thiết kế với kích thước lớn từ DN50 – DN1500 nên van chỉ thích hợp kết nối với các hệ thống đường ống có kích cỡ lớn từ DN50 trở lên. Cũng chính vì kích thước đường ống lớn nên được áp dụng kiểu kết nối mặt bích thông qua các đai ốc, bulong thì van mới đảm bảo độ kín tuyệt đối, không bị rò rỉ lưu chất.
Phương thức vận hành của van
Cả hai loại van bướm và van cổng đều có phương thức vận hành van đa dạng, tuy nhiên van bướm có nhiều kiểu hơn, cụ thể:
- Van cổng: Loại van này có ba kiểu vận hành cơ bản đó là kiểu thủ công sử dụng tay quay vô lăng và kiểu hiện đại sử dụng bộ điều khiển điện và bộ truyền động khí nén.
- Van bướm: Loại van này cũng có 3 phương thức cơ bản giống như van cổng đã được kể trên. Tuy nhiên, van bướm còn có thêm một phương thức vận hành thủ công khác đó chính là tay gạt.
Môi trường sử dụng
- Van cổng: Dòng van này chỉ thích hợp sử dụng cho các hệ thống chuyển lưu các lưu chất lỏng như hóa chất, xăng dầu, nước thải, nước sạch, rượu bia, nước ngọt, các loại đồ uống có cồn.
- Van bướm: So với van cổng thì van bướm có môi trường hoạt động đa dạng hơn. Ngoài các môi chất lỏng kể trên, dòng van này còn có khả năng hoạt động tốt trong các môi trường có điều kiện làm việc khắc nghiệt như hơi nóng (lò hơi, lò nung, nồi áp suất), khí nén.
Giá thành của sản phẩm
Giá thành thiết bị cũng là một trong những yếu tố phân biệt điểm khác nhau giữa van cổng và van bướm.
- Van cổng: Như đã chia sẻ, van cổng được thiết kế với nhiều chi tiết phức tạp hơn, cồng kềnh, trọng lượng nặng hơn nên giá thành đắt hơn so với van bướm.
- Van bướm: Ngược lại với van cổng, van bướm được thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, giá thành cũng thấp hơn nên phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người.
Địa chỉ mua van cổng và van bướm tốt nhất hiện nay
Van cổng và van bướm đều là những dòng van công nghiệp có tính ứng dụng cao, được sử dụng phổ biến ở hầu hết các hệ thống công trình lớn nhỏ trong đời sống dân dụng hàng ngày cũng như sản xuất hiện đại, quy mô lớn. Do đó thiết bị luôn được số đông đánh giá cao và tìm kiếm sử dụng.
Nếu bạn đang có nhu cầu báo giá hoặc tìm kiếm một sản phẩm thích hợp nhất cho hệ thống công trình của mình, hãy đến ngay Tổng Kho Van. Hiện tại Tổng Kho Van đang là đại lý cung cấp và phân phối đầy đủ các loại van cổng và van bướm.
Sản phẩm tại đây đều được nhập khẩu từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới nên chất lượng luôn đảm bảo, đa dạng về thiết kế, kiểu dáng, chất liệu, phương thức vận hành, kiểu kết nối, môi trường sử dụng, đặc biệt là giá thành luôn ổn định, tốt nhất trên thị trường nên người dùng yên tâm lựa chọn.
Dưới đây là một số sản phẩm van bướm và van cổng thuộc các hãng sản xuất nổi tiếng trên thế giới, mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn.
- Van cổng inox nối ren | Hiệu APIRT
- Van cổng ty chìm JIS 10K | Hiệu YDK Korea
- Van cổng tay quay tiêu chuẩn DIN PN16 | Hiệu ETM
- Van bướm hiệu suất cao API | Hiệu TEK
- Van bướm tay gạt JIS 10K | Hiệu YDK Korea
- Van bướm tín hiệu điện ARV – ABFS 650
Trên đây là hướng dẫn cách so sánh van cổng và van bướm để tìm ra những điểm giống và khác nhau cơ bản của hai dòng van này, mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Việc nắm rõ điểm giống và khác nhau của van sẽ giúp chúng ta biết cách lựa chọn van phù hợp với hệ thống, hiệu suất công việc mang lại cao hơn.
Nếu đang có nhu cầu sử dụng các dòng van này, mọi người có thể đến trực tiếp Tổng Kho Van hoặc liên hệ ngay HOTLINE: 098 1805 266 để được tư vấn miễn phí, đúng mục đích sử dụng và hỗ trợ đặt hàng nhanh nhất.
Có thể bạn muốn biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!