Tổng Hợp 4 Cách Chọn Mặt Bích Cho Van Bướm Đơn Giản, Chính Xác

Trên thực tế, biết cách chọn mặt bích cho van bướm sẽ giúp quá trình lắp đặt nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, hạn chế thấp nhất tình trạng rò rỉ lưu chất, hiệu suất công việc cao. Vậy để chọn mặt bích đúng cách chúng ta cần dựa vào những yếu tố nào? Xin mời quý bạn đọc tham khảo ngay bài viết dưới đây để nắm rõ hơn.

Van bướm có những kiểu kết nối nào?

Trong các loại van công nghiệp, van bướm là dòng van được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các hệ thống công trình. Van có chức năng đóng – mở giúp ngăn chặn hoặc lưu thông lưu chất đi qua đường ống. Đồng thời có thể điều chỉnh góc quay để điều tiết lưu lượng dòng chảy qua van một cách hiệu quả.

Van bướm có kích thước khá đa dạng, dao động từ DN50 – DN1500. Chất liệu chế tạo van có thể là gang, inox, thép, nhựa nên thích hợp ứng dụng trong nhiều môi chất khác nhau. Dòng van này chủ yếu được lắp đặt vào đường ống thông qua ba kiểu chính đó là wafer, mặt bích và plug. Cụ thể như sau:

Cách chọn mặt bích cho van bướm
Van bướm có nhiều kiểu kết nối, vì vậy thích hợp ứng dụng trong nhiều hệ thống công trình

  • Van bướm mặt bích: Loại van này được thiết kế các mặt bích ở trên thân van. Khi kết nối chỉ cần sử dụng các đai ốc, bulong đặt vào các lỗ có sẵn trên thân mặt bích và dùng dụng cụ siết chặt lại. Với kiểu kết nối này luôn đảm bảo độ kín khít cao, quá trình lắp đặt đơn giản.
  • Van bướm kiểu wafer: Kiểu kết nối này rất thông dụng đối với các loại van bướm, nhưng chủ yếu được ứng dụng trong các hệ thống công trình sản xuất công nghiệp quy mô lớn. Khi lắp đặt người ta thường kết nối van với đường ống thông qua dạng kẹp. Dùng máy hàn hàn hai mặt bích vào phía hai đầu ống dẫn. Tiếp theo đặt van vào giữa hai mặt bích, lắp bulong và siết chặt chúng lại.
  • Van bướm kiểu Plug: Dòng van này khá đặc biệt, chúng được thiết kế các tai bích nằm ở rìa thân van. Nhờ các tai bích này mà van được kết nối với đường ống chặt chẽ, đơn giản hơn.

4 Cách chọn mặt bích cho van bướm chính xác nhất

Mỗi loại van bướm, mỗi kiểu kết nối sẽ thích hợp ứng dụng với từng hệ thống công trình riêng biệt. Để giúp hệ thống đảm bảo độ chắc chắn, kín khít, hiệu suất công việc cao chúng ta cần chú ý đến khâu lựa chọn mặt bích để lắp đặt.

Thông thường, để lựa chọn mặt bích phù hợp với hệ thống người ta thường dựa vào 4 yếu tố cơ bản đó là: Kiểu kết nối, chất liệu chế tác, tiêu chuẩn kết nối, kích cỡ và độ dày. Cụ thể từng tiêu chí lựa chọn như sau:

1. Chọn mặt bích theo chất liệu chế tạo van

Cách đơn giản và phổ biến nhất trong việc lựa chọn mặt bích đó chính là dựa vào chất liệu chế tác van. Bởi vì mỗi dòng vật liệu khác nhau sẽ có thông số kỹ thuật và đặc tính hoàn toàn riêng biệt.

Thông thường, để quá trình lắp đặt van bướm chính xác, đảm bảo độ kín khít cao chúng ta cần lựa chọn chất liệu mặt bích tương đồng với mặt bích của van bướm, ví dụ:

Cách chọn mặt bích cho van bướm
Chất liệu chế tạo van là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn mặt bích cho van bướm
  • Van bướm inox: Chất liệu inox có độ bền cứng cao, được ứng dụng trong các hệ thống có mức nhiệt độ và áp suất lớn. Khi van bướm được chế tạo bằng inox thì chắc chắc một điều chúng ta cần lựa chọn mặt bích inox mới phù hợp và đảm bảo độ chính xác cao.
  • Van bướm nhựa: Loại van này thích hợp sử dụng trong môi trường có mức áp lực và nhiệt độ bình thường. Khi lựa chọn mặt bích cho van bướm nhựa chúng ta cần lựa chọn mặt bích nhựa, chất liệu tương thích với bộ phận thân van.
  • Van bướm thép: Đối với dòng van bướm thép, chúng có khả năng hoạt động hiệu quả trong các môi trường khắc nghiệt như nhiệt độ, áp lực cực cao. Vì vậy khi chọn mặt bích chúng ta có thể dùng hai loại cơ bản đó là mặt bích thép hoặc mặt bích inox đều được.
  • Van bướm gang: So với các chất liệu khác khá kén chọn mặt bích thì với dòng chất liệu gang rất linh hoạt. Van bướm gang có thể lắp đặt cùng mặt bích gang, mặt bích thép hoặc mặt bích nhựa.

2. Cách chọn mặt bích cho van bướm theo kiểu kết nối

Như đã đề cập, van bướm thường có 3 kiểu kết nối cơ bản đó là mặt bích, wafer và plug. Vì vậy khi chọn mặt bích cần dựa vào yếu tố kiểu kết nối để có thể lựa chọn được dòng phụ kiện thích hợp nhất.

Cách chọn lựa mặt bích cho van bướm
Tùy vào kiểu kết nối van để lựa chọn mặt bích có số lỗ bulong phù hợp
  • Van bướm wafer: Dòng van này khá đa dạng, có thể là loại 2 tai bích, 4 tai bích, wafer dưới, wafer trên…Mỗi loại sẽ có lỗ bulong hoàn toàn khác nhau, do đó cần dựa vào số lỗ bulong trên mặt bích van để lựa chọn phụ kiện mặt bích cho phù hợp.
  • Van bướm mặt bích: Mỗi loại van bướm sẽ được thiết kế các kiểu mặt bích khác nhau, số lỗ bulong trên mặt bích cũng hoàn toàn riêng biệt, có thể là 4 lỗ, 8 lỗ hoặc 12 lỗ. Vì vậy cần chọn loại mặt bích có số lỗ bulong và kích thước tương đồng với mặt bích trên thân van.
  • Van bướm nối plug: Các tai bích được thiết kế nằm ở rìa, không nằm trực tiếp trên thân van. Mỗi kiểu tai bích tương ứng với số lỗ bulong cũng như kích thước khác nhau.

3. Chọn mặt bích theo tiêu chuẩn nối

Trên thực tế, mỗi loại mặt bích được thiết kế theo từng tiêu chuẩn quốc tế riêng biệt, chẳng hạn như tiêu chuẩn JIS, BS, ANSI, DIN…Mỗi tiêu chuẩn sẽ có thông số kỹ thuật khác nhau về độ dày, kích thước, số lỗ bulong, khả năng chịu nhiệt, áp lực định mức.

Lựa chọn mặt bích có tiêu chuẩn không thống nhất sẽ khiến cho việc lắp đặt không đảm bảo hiệu quả cao. Nếu như van bướm có mặt bích tiêu chuẩn JIS cần chọn mặt bích lắp đặt đạt tiêu chuẩn JIS; Van bướm mặt bích tiêu chuẩn DIN cần chọn mặt bích lắp đặt đạt tiêu chuẩn DIN. Van bướm tiêu chuẩn BS, ANSI cũng tương tự như vậy.

4. Chọn mặt bích theo tiêu chuẩn độ dày, kích cỡ

Tiêu chuẩn kích cỡ, độ dày đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn mặt bích cho van bướm. Bởi vì độ dày mặt bích ảnh hưởng và quyết định đến khả năng chịu áp lực, nhiệt độ ở các mối nối. Ngoài ra kích thước của mặt bích cần tương ứng với kích thước của đường ống và van thì việc lắp đặt mới đảm bảo khớp với nhau.

Cách chọn lựa mặt bích cho van bướm
Mặt bích gang thường được ứng dụng trong môi trường có mức áp lực trung bình
  • Trường hợp hệ thống làm việc có nhiệt độ khoảng 80 độ C, áp lực dao động từ PN10 – PN16, môi chất làm việc bình thường thì chúng ta nên chọn mặt bích gang.
  • Nếu như hệ thống có áp lực PN10 – PN16, nhiệt độ khoảng 80 độ C, môi chất làm việc có tính ăn mòn mạnh như hóa chất, acid, kiềm…thì chúng ta nên chọn mặt bích nhựa.
  • Trường hợp hệ thống có mức nhiệt độ từ 80 – 400 độ C, mức áp lực PN25 – PN40, môi chất có nồng độ cao thì nên chọn mặt bích inox.
  • Còn nếu như hệ thống có mức áp lực trên PN40, nhiệt độ từ 500 độ C trở lên chúng ta nên chọn mặt bích thép. Loại mặt bích này chủ yếu được ứng dụng trong các môi chất như xăng dầu, nước nóng, khí hơi.

Trên đây là hướng dẫn 4 cách chọn mặt bích cho van bướm đúng cách, đơn giản, mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn, từ đó biết cách lựa chọn cho công trình của mình một dòng phụ kiện thích hợp nhất.

Hiện tại Tổng Kho Van đang là đại lý cung cấp các dòng mặt bích tốt nhất trên thị trường, đặc biệt giá thành ổn định, chất lượng đạt chuẩn, mọi người có thể yên tâm lựa chọn. Nếu đang có nhu cầu tìm kiếm và sử dụng các loại mặt bích, xin mời quý khách hàng nhấc máy lên và gọi ngay HOTLINE: 098 1805 266 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, giải đáp những thắc mắc cần thiết nhất.

Thông tin hữu ích cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *