Cách Lắp Đặt Van Cổng Đúng Kỹ Thuật | Chuẩn Bị, Quy Trình Và Lưu Ý

Van cổng là thiết bị được ứng dụng trong hầu hết mọi công trình, chúng ta có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, dòng van này rất đa dạng về chủng loại, mỗi loại sẽ có kiểu lắp đặt cũng như tính ứng dụng hoàn toàn khác nhau. Lựa chọn đúng loại, lắp đặt đúng cách mới đem lại hiệu suất công việc cao. Dưới đây là hướng dẫn cách lắp đặt van cổng đúng kỹ thuật, mọi người có thể tham khảo để nắm rõ hơn.

Vì sao nên lựa chọn sử dụng van cổng?

Van cổng (Gate Valve) hay còn gọi là van cửa, van chặn, giống như tên gọi, thiết bị được cấu tạo bộ phận đĩa van có khả năng đóng mở trông giống như cánh cửa. Van được chế tạo từ nhiều chất liệu khác nhau như thép, inox, gang, đồng nên thích hợp với nhiều môi chất. Kích thước đa dạng có thể được ứng dụng trong các hệ thống đường ống có kích cỡ lớn nhỏ khác nhau.

Cách lắp đặt van cổng
Van cổng là sự lựa chọn hoàn hảo cho các hệ thống cần vận chuyển lưu chất lỏng

Chính vì vậy, van cổng luôn được số đông lựa chọn sử dụng lắp đặt trong các hệ thống vận chuyển lưu chất lỏng. Khi lắp đặt van cổng trong hệ thống sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn như:

  • Khả năng đóng mở van nhanh chóng thông qua phương thức điều khiển điện điện, điều khiển khí nén hoặc tay quay vô lăng giúp lưu chất lưu thông qua van hiệu quả, từ đó hiệu suất công việc cao.
  • Van có khả năng cho lưu chất lưu thông theo hai chiều nên thuận tiện trong việc cung cấp hoặc thoát lưu chất ra bên ngoài. So với dòng van một chiều thì van cổng có khả năng lưu thông lưu chất linh hoạt hơn.
  • Phương thức điều khiển điện hoặc tay quay vô lăng giúp thiết bị phù hợp với nhiều hệ thống công trình lớn nhỏ, kể cả những công trình quy mô lớn, tính chất hiện đại.

Hướng dẫn cách lắp đặt van đúng kỹ thuật

Như đã đề cập, van cổng rất đa dạng về chủng loại bao gồm: Van cổng mặt bích, van cổng nối ren, van cổng dạng hàn, van cổng ty chìm, van cổng ty nổi…Mỗi loại sẽ có đặc điểm cấu tạo cũng như tính ứng dụng riêng biệt, do đó các bước lắp đặt cũng hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách lắp đặt van theo từng loại van cổng, mọi người có thể tham khảo.

Chuẩn bị phụ kiện, thiết bị phục vụ quá trình lắp đặt

Để quá trình lắp đặt diễn ra suôn sẻ, nhanh gọn, đảm bảo đúng kỹ thuật chúng ta cần thực hiện bước chuẩn bị các phụ kiện liên quan một cách đầy đủ, chu đáo, tránh trình trạng thiếu sót các bộ phận. Đối với việc lắp đặt van cổng cần chuẩn bị các vật dụng cơ bản sau:

1. Đối với dòng van cổng lắp bích:

Mặt bích được xem là kiểu kết nối đa dạng và phổ biến nhất, tuy nhiên đây cũng là phương thức kết nối cần chuẩn bị các vật dụng khá phức tạp hơn so với các kiểu khác, cụ thể:

  • Van cổng mặt bích một chiếc (Cần đảm bảo các thông số kỹ thuật về kích thước, chất liệu, phương thức vận hành phù hợp với hệ thống công trình.
  • Dụng cụ siết chặt như cờ lê, mỏ lết.
  • Gioăng cao su mặt bích để làm miếng lót tạo độ kín cho van.
  • Bu lông, đai ốc (Số lượng bulong bằng hoặc hơn số lỗ trên mặt bích để phòng trường hợp bị rơi rớt, hư hỏng).
  • Giá đỡ van cổng.
  • Que hàn, thép hàn.
Cách lắp đặt van cửa
Chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện giúp quá trình lắp đặt van cổng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian

2. Đối với dòng van cổng nối ren:

Với dòng van cổng nối ren phần chuẩn bị các phụ kiện liên quan khá đơn giản hơn, cụ thể:

  • Van cổng nối ren một chiếc, chất liệu và kích thước van phù hợp với hệ thống.
  • Băng tan để giúp các mối nối đảm bảo độ kín khít.
  • Trường hợp ống dẫn chưa được tiện sẵn chân ren ở bên trong, chúng ta cần chuẩn bị thiết bị tạo ren cho hai đầu đường ống.
  • Giẻ lau sạch nhằm mục đích vệ sinh đường ống sạch sẽ, khô ráo trước khi tiến hành lắp đặt.

3. Đối với dòng van cổng dạng hàn:

Như hai dòng van cổng nêu trên, đối với van cổng dạng hàn cũng cần chuẩn bị các thiết bị liên quan tương tự, tuy nhiên chỉ thêm một số phụ tùng cơ bản khác như:

  • Que hàn (Tùy thuộc vào chất liệu van mà lựa chọn que hàn cho phù hợp, chẳng hạn như que hàn chịu lực, que hàn inox, que hàn thép thường, que hàn gang, que hàn đồng…).
  • Máy hàn.
  • Van cổng có phương thức kết nối dạng hàn kín, kích thước, chất liệu phù hợp với công trình, chất liệu ở đây chủ yếu là thép rèn.
  • Khăn sạch để thực hiện quá trình lau chùi, vệ sinh đường ống, bề mặt van, đặc biệt là vị trí tiến hành hàn kín các mối nối.

Các bước tiến hành lắp đặt van cổng

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện liên quan, xác định được vị trí lắp đặt van chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành thao tác lắp van vào hệ thống đường ống. Mỗi loại van cổng khác nhau sẽ có cách lắp ráp khác nhau, cụ thể từng trường hợp như sau:

1. Lắp đặt van cổng mặt bích:

Van cổng mặt bích được lắp đặt thông qua 6 bước cơ bản sau đây:

  • Đầu tiên thực hiện kiểm tra toàn bộ lại hệ thống, đảm bảo khoảng cách của hai mặt bích bằng với độ dài của thiết bị van.
  • Đặt mặt bích vào đường ống, cố định mặt bích chắc chắn thông qua việc sử dụng máy hàn. Để nguội mối hàn mới có thể thực hiện bước tiếp theo. Lưu ý, trường hợp mặt bích nhựa hoặc ống nhựa có thể sử dụng keo chuyên dụng để dán cố định mặt bích.
  • Sau khi mối hàn đảm bảo khô chúng ta đưa van cổng vào ở giữa hai mặt bích, sau đó lót thêm gioăng cao su vào để giúp tăng độ kín khít cho hệ thống.
  • Xỏ các bulong vào lỗ tròn trên thân mặt bích, cần đảm bảo đặt đúng số lỗ bulong không được thiếu sót. Vì điều này có thể khiến hệ thống không đảm bảo độ chặt chẽ, chắc chắn, khi vận hành sẽ bị rung lắc, rò rỉ lưu chất ra bên ngoài.
  • Dùng dụng cụ cờ lê, mỏ lết siết chặt các bulong, đai ốc, nên thực hiện với lực vừa đủ để hệ thống đảm bảo không bị hư hỏng, xê dịch mặt bích.
  • Kiểm tra tổng thể lại lần cuối, cho van chạy thử, nếu như đảm bảo độ êm ái, trơn tru, không bị rò rỉ lưu chất, rung lắc thì có thể đưa van vào hoạt động bình thường.
Cách lắp đặt van cổng
Nắm rõ cách lắp đặt van cổng sẽ giúp quá trình thực hiện nhanh gọn, đảm bảo độ chính xác cao

2. Lắp đặt van cổng nối ren:

Quá trình lắp đặt van cổng nối ren khá đơn giản hơn, được thực hiện qua các bước cơ bản sau đây:

  • Đầu tiên cần kiểm tra cẩn thận về các yếu tố như không gian, vị trí lắp đặt van.
  • Dùng băng keo tan cuộn vào các đường chân ren một lượng vừa đủ.
  • Đặt chân ren của van an toàn vào chân ren của đường ống sao cho trùng khớp với nhau.
  • Dùng lực xoay van cổng theo chiều ngược kim đồng hồ cho đến khi hết đường ren và đảm bảo độ chặt nhất định.
  • Tương tự kiểu lắp bích, khi lắp đặt van cổng kiểu nối ren vào hệ thống nên dùng lực vừa phải, không nên quá mạnh vì có thể làm nứt vỡ đường ren gây hư hỏng thiết bị.

3. Lắp đặt van cổng dạng hàn:

Cách lắp đặt van cổng dạng hàn cũng khá đơn giản, các bước thực hiện như sau:

  • Kiểm tra khoảng cách, kích thước van cũng như vị trí lắp đặt để đảm bảo độ chính xác cao.
  • Dùng khăn lau sạch hai đầu đường ống, tránh tình trạng bụi bẩn, nước bám dính.
  • Đưa van cổng vào đúng vị trí đã xác định, dùng que hàn và máy hàn hàn cố định thiết bị.
  • Đợi mối hàn nguội chúng ta sơn thêm một lớp sơn Epoxy. Điều này giúp che đi mối hàn vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp thiết bị tránh được các tác nhân độc hại từ bên ngoài tác động như mưa gió, bụi bẩn, acid…

Một số lưu ý trong quá trình lắp đặt và sử dụng van cổng

Kinh nghiệm chọn lựa đúng loại van, lắp đặt đúng kỹ thuật, sử dụng đúng cách đều là những yếu tố giúp kéo dài tuổi thọ van, mang lại hiệu suất công việc cao. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình lựa chọn, lắp đặt cũng như sử dụng thiết bị van cổng, chúng ta cần nắm rõ để thực hiện chính xác, cụ thể:

Cách lắp đặt van cổng
Các loại van cổng hiện đang có sẵn hàng số lượng lớn tại Tổng Kho Van
  • Tùy vào tính chất, quy mô từng hệ thống công trình để lựa chọn chất liệu chế tác, kích thước, kiểu kết nối van cho phù hợp. Bởi vì mỗi hệ thống làm việc sẽ có thông số kỹ thuật, mức áp suất, nhiệt độ, môi chất làm việc hoàn toàn khác nhau.
  • Hiện nay trên thị trường phân phối rất nhiều dòng van cổng, do đó để mua được hàng đúng giá, đạt chất lượng cao cần lựa chọn được địa điểm uy tín.
  • Van cửa nên nên lắp đặt ở các vị trí đường ống thẳng, ngoài ra nên áp dụng cho các hệ thống có kích thước đường ống lớn, áp lực cao.
  • Van cổng có thể được lắp đặt theo nhiều chiều hướng khác nhau, nhưng tốt nhất nên lắp theo chiều thẳng đứng sẽ giúp mang lại hiệu suất công việc cao nhất.
  • Trước khi tiến hành lắp đặt cần vệ sinh sạch sẽ đường ống, bởi vì nếu còn bụi bẩn hoặc ẩm ướt sẽ khiến cho các mối nối giữa đường ống và van không đạt độ kín khít cao dẫn đến tình trạng rò rỉ lưu chất khi vận hành.
  • Sau khi lắp đặt xong cần kiểm tra tổng thể một lần cuối bằng cách cho van chạy thử, nếu van vận hành tốt, êm ái, không rung lắc, không phát ra tiếng ồn, không bị rò rỉ lưu chất thì có thể đưa vào hoạt động chính thức.
  • Trong thời gian sử dụng nên bảo trì, bảo dưỡng van định kỳ 3 đến 6 tháng một lần bằng cách tra dầu mỡ vào các mối nối, tay quay vô lăng, tay gạt, ty van, thay thế các bộ phận bị hư hỏng, lau chùi, vệ sinh van sạch sẽ tránh bụi bẩn, nước bám dính vì có thể gây gỉ sét, oxy hóa thiết bị.

Trên đây là hướng dẫn cách lắp đặt van cổng đúng kỹ thuật, mọi người có thể tham khảo để nắm rõ các bước chuẩn bị, quy trình lắp đặt cũng như lưu ý trong quá trình sử dụng để từ đó vận dụng hiệu quả hơn đối với hệ thống của mình.

Hiện tại Tổng Kho Van đang là nhà phân phối van công nghiệp nổi tiếng nhất trên toàn quốc với các dòng van được nhập khẩu từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, trong đó có van cổng. Nếu đang có nhu cầu sử dụng dòng van này, xin mời quý khách hàng liên hệ ngay HOTLINE: 098 1805 266 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí, giải đáp những thắc mắc cần thiết nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *