Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Khu Công Nghiệp: Quy Trình, Thiết bị sử dụng
Nước thải khu công nghiệp tức là phần chất thải được thải ra trong quá trình hoạt động sản xuất. Lượng chất thải này cần được xử lý đúng đắn, hợp lý nếu không sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Thường sử dụng các thiết bị nào trong quá trình hoạt động? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về chất thải công nghiệp là gì?
Theo số liệu thống kê năm 2020 từ Bộ Công Thương, cả nước có khoảng 968 cụm công nghiệp, trong đó 730 cụm công nghiệp đang hoạt động. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 141 cụm xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Còn các cụm còn lại chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung.
Sau quá trình sản xuất, vận hành tại các nhà máy sẽ thải ra một lượng nước thải lớn. Nước thải công nghiệp thường rất đa dạng về thành phần, chủng loại. Tuy nhiên hầu hết chất thải đều chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn, độc tố…
Trường hợp để lâu sẽ gây bốc mùi, biến đổi màu, đồng thời nếu không được xử lý đúng cách mà xả trực tiếp ra môi trường xung quanh sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm hệ sinh thái, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Hiện nay, đối với các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp có sản sinh các loại chất thải từ quá trình vận hành sản xuất thì việc đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải là điều cần thiết và bắt buộc.
Tìm hiểu quá trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
Như đã đề cập, nước thải công nghiệp tức là nguồn nước có nguồn gốc từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp. Tùy thuộc vào ngành nghề, sản phẩm, chất liệu sử dụng, loại hình công nghiệp mà nước thải sẽ có tính chất và độ bẩn khác nhau.
Nếu như không được xử lý đúng cách, nước thải công nghiệp sẽ tác động và ảnh hưởng đến rất nhiều vấn đề như: Ô nhiễm môi trường, ao hồ sông suối; Tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh truyền nhiễm, bệnh về da, bệnh đường hô hấp; Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Để khắc phục tình trạng này, người ta đã nghiên cứu và xây dựng nên hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp cho các doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp xử lý nước thải như phương pháp hóa học, cơ học…Khi áp dụng các biện pháp này sẽ giúp xử lý các chất độc hại có trong chất lỏng, đảm bảo độ an toàn cho mọi vật trước khi xả ra bên ngoài.
Một hệ thống xử lý chất thải đúng yêu cầu quy định sẽ được thực hiện thông qua quy trình 8 bước cơ bản sau:
- Song chắn rác: Nước thải sau khi thải từ hệ thống sẽ được đưa trực tiếp vào bộ phận xử lý nước thải. Song chắn rác là nơi đầu tiên mà chất thải phải đi qua. Tại đây có bộ phận lưới lọc, lọc toàn bộ các chất thải rắn, cặn bẩn, bụi bẩn có kích thước lớn, còn phần nước không có tạp chất sẽ tiếp tục đi vào bể gom.
- Bể gom: Tại đây được thiết kế kiểu âm bên dưới, giúp cho bể gom vừa có thể tiếp nhận trực tiếp nước thải từ nguồn, vừa có khả năng bơm lượng nước thải vừa gom được để cấp cho hệ thống chính xử lý. Trong bể gom sẽ được lắp các loại máy bơm, thiết bị đo SS, đo pH, đồng hồ đo lưu lượng nhằm mục đích kiểm tra chất lượng của nước thải. Ngoài ra, trong bể gom còn thực hiện quá trình lọc chất thải nhỏ mà ở phần song chắn không giữ lại được.
- Lọc rác tinh: Bộ phận này được lắp ở giữa hệ thống xử lý chính và bể gom. Mục đích chính của lọc rác tinh là giữ lại các loại chất thải có độ lớn từ 0.77mm trở lên nhờ vào hai máy bơm được đặt tại đây.
- Bể tách dầu mỡ: Thông thường, trong các loại nước thải sẽ có một lượng dầu mỡ từ động vật hoặc thực vật hòa lẫn. Khối lượng riêng của dầu mỡ nhỏ hơn nước nên chúng sẽ nổi trên bề mặt. Lượng dầu mỡ này sẽ được hệ thống gạt về một bên và đưa vào bể chứa dầu sau đó xử lý loại bỏ chất độc hại.
- Bể điều hòa: Sau khi tách dầu mỡ, lượng nước thải được đưa đến bể điều hòa. Tại đây được lắp đặt hai máy khuấy trộn dạng chìm, chúng hoạt động liên tục nhằm mục đích điều hòa nước thải. Bể điều hòa có chức năng quan trọng đó là ổn định độ pH nước, giảm BOD…
- Bể SBR: Tại đây việc xử lý chất thải được diễn ra liên trục trong khoảng 6 giờ đồng hồ. Chi phí lắp đặt bể SBR khá thấp, nhưng hiệu quả công việc cao, linh hoạt trong quá trình tháo lắp.Thiết bị vận hành tự động hoàn toàn nên tiết kiệm nhiên liệu sử dụng.
- Bể khử trùng: Sau khi chất thải được xử lý tại bể SBR sẽ được tiếp tục vận chuyển đến bể khử trùng. Lúc này nước thải được pha thêm Clorua vôi (CaOCl2) nhằm mục đích khử các loại vi khuẩn giúp nước thải đảm bảo độ sạch.
- Bể chứa bùn: Tại bể SBR lượng bùn sẽ lắng đọng lại, chúng được bơm qua bể chứa bùn nhờ vào thiết bị dạng phễu lắp đặt trong bể, sau đó đưa vào máy ép bùn. Đồng thời thêm vào đó một lượng Polymer để nén bùn thành dạng bánh.
Vai trò của hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
Đối với bất kỳ một hệ thống công trình, nhà máy xí nghiệp, khu chế xuất, công ty sản xuất công nghiệp…thì việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải là vấn đề bắt buộc không thể bỏ qua. Việc tạo dựng hệ thống xử lý chất thải theo quy định của nhà nước, địa phương đưa ra đóng vai trò vô cùng quan trọng, cụ thể:
- Tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước, bởi vì trong nước thải công nghiệp chứa nhiều thành phần độc hại, phẩm màu, vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến nước sông suối, biển, ao hồ, mạch nước ngầm. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho các loài sinh vật sống trong nước mà khi con người sử dụng nguồn nước này sẽ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, đường ruột, da liễu…
- Xử lý nước thải giúp bảo vệ môi trường đất, bởi vì các chất độc hóa học có trong nước thải sẽ đi vào trong đất, lâu ngày đất bị biến đổi tính chất, bạc màu, khô cằn khiến cho cây cối, sinh vật không phát triển ảnh hưởng đến chất lượng hoa màu, vật nuôi.
- Việc xử lý nước thải công nghiệp đúng cách còn giúp bảo vệ môi trường không khí, tránh ô nhiễm. Khi lượng nước thải không được xử lý chúng sẽ bốc hơi và hòa lẫn các chất độc hại vào không khí và gây ô nhiễm. Khi con người hít phải không khí bị ô nhiễm sẽ gặp các vấn đề về đường hô hấp như ho, lao phổi…
- Bảo vệ sức khỏe con người, hạn chế thấp nhất tình trạng mắc các chứng bệnh mãn tính nguy hiểm như ung thư, bệnh đường hô hấp…đặc biệt là những người sống gần nguồn nước, không khí bị ô nhiễm.
- Không chỉ giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, đất, nước, không khí mà việc xử lý nước thải còn giúp chúng ta tiết kiệm được một nguồn nước đáng kể từ việc tái sử dụng. Ví dụ như nước thải trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, sản xuất lương thực thực phẩm có được dùng để tưới tiêu nông nghiệp, làm phân bón.
Các thiết bị sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp
Ống thép, van công nghiệp, mặt bích, phụ kiện nối ống đều là những thiết bị quan trọng không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Nhờ sự liên kết giữa các phụ kiện này để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh. Cụ thể từng loại thiết bị, phụ kiện như sau:
Ống thép
Thiết bị đầu tiên không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải đó chính là các loại ống thép. Ống có chức năng vận chuyển lưu chất đến nơi xử lý chất thải một cách hiệu quả mà không lo bị rò rỉ môi chất ra bên ngoài môi trường.
Một số dòng ống thép sử dụng lắp đặt trong hệ thống xử lý nước thải được kể đến như: Ống thép mạ kẽm, ống thép hàn, ống thép đen, ống thép hàn xoắn…Được làm từ chất liệu thép nên độ bền cứng cao, khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt, không bị hư hỏng, cong vênh, nóng chảy khi tiếp xúc trực tiếp với các môi chất độc hại, nồng độ cao.
Chúng có dạng hình ống thuôn dài, bên trong rỗng cho phép lưu chất đi qua dễ dàng. Ống thép có thông số về chiều dài, độ dày, kích thước hoàn toàn khác nhau vì vậy thích hợp ứng dụng trong nhiều hệ thống công trình có quy mô lớn nhỏ riêng biệt.
Hiện tại Tổng Kho Van đang là nhà phân phối các loại ống đạt chất lượng cao, giá thành hợp lý. Ống thép tại đây luôn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, một số thương hiệu ống thép nổi tiếng được kể đến như Hoa Sen, Hòa Phát (Việt Nam), Cangzhou, CSC (Trung Quốc), SeAH (Hàn Quốc).
Van công nghiệp
Một dòng phụ kiện quan trọng không thể bỏ qua trong hệ thống xử lý nước thải đó chính là van công nghiệp. Van có nhiệm vụ lưu thông hoặc ngăn chặn dòng chảy lưu chất thông qua chức năng đóng/ mở. Đồng thời điều tiết lưu lượng dòng chảy lưu chất đi qua đường ống hiệu quả.
Van công nghiệp thường được chế tạo đa dạng về chất liệu, chủng loại, kích thước, phương thức vận hành, kiểu kết nối, khả năng ứng dụng. Đối với hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp thường lắp đặt các dòng van sau:
- Van cổng: Dòng van này được lắp đặt trực tiếp trên đường ống vận chuyển chất lỏng. Đây được xem là sự lựa chọn hàng đầu trong các hệ thống công trình, đặc biệt là hệ thống vận chuyển lưu chất lỏng. Tuy nhiên, van cổng chỉ có chức năng mở hoặc đóng hoàn toàn giúp ngăn chặn hoặc khơi thông dòng chảy, còn chức năng điều tiết thường bị hạn chế.
- Van bướm: Van có hình dáng bên ngoài như một chú bướm, được thiết kế đơn giản, nhỏ gọn nhưng khả năng lưu thông cũng như điều tiết lưu lượng dòng chảy hiệu quả. Với nhiều kiểu kết nối như mặt bích, wafer, plug nên van bướm thường linh hoạt trong quá trình lắp đặt vào đường ống.
- Van cầu: Giống như tên gọi, van cầu được cấu tạo từ hai nửa hình cầu ghép lại với nhau. Tương tự như van bướm, van bi, dòng van cầu này vừa có khả năng điều tiết vừa kiểm soát quá trình đóng/ mở lưu chất trong đường ống. Van cầu có khả năng chịu áp suất tốt nên ngoài hệ thống chất lỏng thiết bị còn được ứng dụng trong hệ thống hơi nóng, khí nén.
- Van bi: Loại van này được thiết kế vô cùng đơn giản, ít có các bộ phận liên kết với nhau nên linh hoạt trong quá trình lắp ráp, tháo dỡ. Tuy có kích thước nhỏ chỉ dao động từ DN250 trở xuống nhưng van bi có khả năng chịu lực tốt, chất liệu chế tác đa dạng nên được ứng dụng trong nhiều dạng môi chất khác nhau như hơi, khí, chất lỏng.
- Van một chiều: Dòng thiết bị này thích hợp lắp đặt trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, chúng chỉ có khả năng lưu thông lưu chất đi theo một hướng cố định mà không thể quay ngược trở lại. Ưu điểm của van một chiều là ngăn hiện tượng búa nước, hạn chế hư hỏng đường ống và các bộ phận xung quanh.
- Y lọc: Đây được xem là phụ kiện hoàn hảo dành cho hệ thống xử lý chất thải. Nhờ vào bộ phận lưới lọc ở bên trong mà các loại rác thải, tạp chất, cặn bẩn có kích thước lớn được lọc sạch trước khi đi vào đường ống. Điều này giúp hạn chế thấp nhất tình trạng tắc nghẽn đường ống.
- Van an toàn: Thông thường các hệ thống xử lý nước thải lớn thường có mức áp suất làm việc lớn, vì vậy có thể khiến cho áp lực vượt quá mức quy định gây ra nhiều sự cố nguy hiểm. Do đó để hạn chế tình trạng này, người ta thường lựa chọn van an toàn để lắp đặt trong hệ thống công trình.
- Van giảm áp: Chức năng chính của van là kiểm soát và điều chỉnh áp suất luôn ở mức ổn định. Van sẽ được gắn ở hai vị trí đó là đầu ra hoặc đầu ra của hệ thống.
- Van xả khí: Hệ thống xử lý thải khu công nghiệp thường mang tính chất hiện đại, quy mô lớn nên trong quá trình vận hành có thể sản sinh ra nhiều lượng khí. Lượng khí này nếu không được xử lý đúng cách có thể gây nổ đường ống nguy hiểm. Do đó nên lắp đặt thêm van xả khí trong hệ thống để đảm bảo mức áp suất luôn ở mức vừa phải, hợp lý. Van thường được lắp ở những nơi tập trung nhiều khí dư thừa, nhất là ở trên cao.
- Rọ bơm: Đây là dòng thiết bị được tích hợp chức năng giữa van một chiều và van y lọc nên có khả năng lưu thông lưu chất đi theo một hướng nhất định. Chúng thường được lắp đặt tại đầu nguồn hệ thống với nhiệm vụ lọc bỏ rác thải hiệu quả.
Phụ kiện nối ống
Để có một hệ thống dẫn lưu chất lỏng hoàn chỉnh, đảm bảo độ kín khí thì không thể bỏ qua các phụ kiện nối ống như mặt bích, rắc co, măng sông, tê, thập, bulong, đai ốc…Dưới đây là đặc điểm cũng như đặc tính cơ bản của từng phụ kiện, cụ thể:
- Mặt bích: Dòng phụ kiện này có chức năng kết nối các thiết bị, van công nghiệp với đường ống, nối các ống dẫn với nhau. Chúng có dạng hình tròn mỏng, bên trong rỗng, trên thân có các lỗ để gắn bulong giúp quá trình lắp đặt đơn giản hơn. Mặt bích thường được thiết kế theo các tiêu chuẩn quốc tế như DIN, BS, ANSI nên chất lượng đạt chuẩn, tuổi thọ sử dụng lâu dài, khả năng chống oxy hóa, ăn mòn tốt.
- Phụ kiện tê: Có hai loại tê đó là tê đều và tê giảm. Tê đều dùng để kết nối các đoạn đường ống có cùng kích thước với nhau, còn tê giảm dùng để kết nối các đoạn ống dẫn có kích thước không giống nhau. Tê có dạng giống hình chữ T, được lắp đặt ở ngã ba của hệ thống để giúp lưu chất có thể rẽ hướng hiệu quả.
- Măng sông: Chúng có dạng hình trụ, bên trong rỗng có nhiệm vụ chính là kết nối hai đường ống lại với nhau ở điều kiện cùng kích thước. Phụ kiện được chế tạo theo phương pháp đúc nguyên khối từ kim loại nên có độ bền cao, ít bị hư hỏng do các tác động từ ngoại lực.
- Co: Có rất nhiều loại co chẳng hạn như co lơi, co đều, chúng được sản xuất theo phương pháp đúc nguyên khối giúp đảm bảo độ bền cho phụ kiện. Với dạng co góc 90 hoặc 45 độ nên giúp việc kết nối hai ống dẫn khác biệt lại với nhau. Tùy vào góc độ co mà lưu chất di chuyển qua van khác nhau.
- Bầu giảm: Thiết bị có một đầu nhỏ và một đầu to dạng hình phễu. Chức năng chính của phụ kiện là liên kết hai đầu ống dẫn có kích thước lớn/ nhỏ khác nhau giúp vận chuyển và điều chỉnh lưu lượng theo chiều thẳng.
- Thập: Hình dáng phụ kiện này trông rất giống chữ thập với 4 đầu ống có kích thước hoàn toàn bằng nhau. Có bốn đầu ống nên phụ kiện thường được lắp đặt ở ngã tư các hệ thống đường ống.
- Chén hàn: Loại phụ kiện này có hình dáng giống như cái chén, phần đáy kín. Chén hàn chủ yếu được lắp đặt ở cuối đường ống nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng lưu chất bị chảy ra bên ngoài môi trường.
- Khớp chống rung: Phụ kiện có khả năng co giãn và độ đàn hồi cao nên có chức năng chống ồn, chống rung, ngăn chặn hiện tượng rò rỉ lưu chất hiệu quả. Khớp chống rung được dùng để nối hai đầu ống dẫn khác nhau lại nhằm tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, đảm bảo chắc chắn.
- Bulong, đai ốc: Loại phụ kiện này không thể thiếu trong việc liên kết mặt bích với ống, ống dẫn với ống dẫn, mặt bích với van…Chỉ cần xỏ bulong vào lỗ, dùng cờ lê vặn chặt cho đến khi đảm bảo độ chắc chắn thì dừng lại.
Với những thông tin trên đây hy vọng quý bạn đọc sẽ nắm rõ hơn về khái niệm hệ thống xử lý nước thải, quy trình thực hiện và các phụ kiện cần thiết lắp đặt trong hệ thống. Nếu như khách hàng đang có nhu cầu báo giá, sử dụng các dòng van công nghiệp, phụ kiện nối ống thì Tổng Kho Van là một sự lựa chọn hoàn hảo. Tất cả các sản phẩm tại đây luôn đạt chất lượng tiêu chuẩn, giá thành hợp lý nên mọi người có thể yên tâm sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!