PN Là Gì? Ý Nghĩa Ký Hiệu PN (Pressure Nominal) Trong Ống Nước
Thông thường trong các loại ống nước sẽ có ký hiệu PN, vậy thì PN là gì? Ý nghĩa của ký hiệu PN trong hệ thống đường ống như thế nào? Liệu ngoài ống nước, ký hiệu PN còn được áp dụng cho các phụ kiện, thiết bị nào khác? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mời quý bạn đọc cùng Tổng Kho Van theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Tìm hiểu ký hiệu PN là gì?
Để có một hệ thống cấp thoát nước hoặc hệ thống sản xuất công nghiệp hoàn chỉnh cần có sự góp mặt của rất nhiều các phụ kiện như: Ống nước, van công nghiệp, mặt bích, rắc co, khớp nối mềm…Khi hoạt động các hệ thống này sẽ phải chịu một lượng áp lực và nhiệt độ tác động. Tùy vào mỗi hệ thống công trình riêng biệt mà lượng áp suất, nhiệt độ hoàn toàn khác nhau.
Dù ở mức cao hay thấp các phụ kiện này cần phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn áp suất thì mới vận hành êm ái, hiệu quả. Bởi vì trường hợp nếu mức áp lực quá thấp sẽ không mang lại kết quả tốt, còn nếu mức áp lực quá cao sẽ gây ra hiện tượng chập điện, cháy nổ, hư hỏng thiết bị, hệ thống nhanh bị xuống cấp.
Vì vậy, để người dùng lựa chọn được thiết bị phù hợp với quy mô của từng công trình, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và đặt các ký hiệu cơ bản ở trên các phụ kiện, máy móc, ống nước, đặc biệt là ký hiệu PN. PN (Pressure Nominal) là ký hiệu mang tính quốc tế, được hiểu đơn giản là áp suất trên danh nghĩa cho đường ống, phụ kiện van công nghiệp và các thiết bị liên quan đến hệ thống cấp thoát nước.
PN biểu thị tiêu chuẩn về mức áp lực mà các phụ kiện có thể chịu được trong quá trình vận hành mà không xảy ra tình trạng hư hỏng, cháy nổ. Đơn vị tính của PN là kg/cm2 hoặc bar. Ví dụ ống nước HDPE PN10 tức là phụ kiện có khả năng hoạt động tốt trong môi trường có mức áp lực tối đa là 10 bar. Hoặc van bướm tay quay PN10 có nghĩa là thiết bị van vận hành hiệu quả trong môi trường làm việc có áp lực tối đa là 10 bar.
Khi ứng dụng nên lắp đặt van bướm hoặc ống nước ở những hệ thống công trình có mức áp lực bằng hoặc nhỏ hơn PN10 thì quá trình vận hành mới có thể diễn ra trơn tru, hiệu suất công việc cao. Tuyệt đối không được lắp đặt trong các hệ thống có mức áp lực cao hơn PN10 vì có thể gây hư hỏng thiết bị, xảy ra các sự cố không mong muốn.
Ý nghĩa của ký hiệu PN trong ống nước
Đối với các loại ống nước chỉ số PN được dùng để chỉ thông số áp lực làm việc tối đa của thiết bị khi hoạt động trong điều kiện nhiệt độ 20 độ C ở mức liên tục. Tùy vào từng chất liệu ống nước mà khả năng chịu lực hoàn toàn khác nhau. Có những sản phẩm khả năng chịu lực lên đến hàng trăm bar, còn có những sản phẩm chỉ chịu được vài chục bar, làm việc trong môi trường áp lực thấp, nhiệt độ bình thường.
Mức áp lực giành cho các loại ống nước thường dao động từ PN10 – PN63,…tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là mức PN10 và PN16. Còn các mức còn lại trên PN40, PN63 thường được ứng dụng cho các hệ thống công trình có quy mô sản xuất lớn, tính chất hiện đại hoặc vận chuyển các loại môi chất có nồng độ cao, tính chất đặc biệt.
Trong hệ thống ống nước, ký hiệu PN sẽ được áp dụng cho các loại ống nhựa, điển hình là: Ống nhựa HDPE, ống nhựa PPR, ống nhựa UPVC. Cụ thể mức áp suất danh nghĩa của từng loại ống nhựa như sau:
Bảng biểu thị mức áp suất danh nghĩa PN dành cho ống nhựa PPR:
Bảng biểu thị mức áp suất danh nghĩa PN dành cho ống nhựa HDPE:
Bảng biểu thị mức áp suất danh nghĩa PN dành cho ống nhựa UPVC:
Ý nghĩa ký hiệu PN trong hệ thống đường ống hiện nay
Hệ thống đường ống xuất hiện trong hầu hết mọi công trình lớn nhỏ, chức năng chính là lưu thông, vận chuyển các lưu chất như hơi, khí, lỏng. Như đã chia sẻ, để có một hệ thống đường ống nước hoàn chỉnh, chặt chẽ phải cần rất nhiều các phụ kiện kết hợp như ống dẫn, van nước, mặt bích, khớp nối chữ thập, rắc co…
Tuy nhiên, để hệ thống hoạt động hiệu quả bắt buộc các phụ kiện máy móc, thiết bị nêu trên phải đảm bảo thông số kỹ thuật chung mà hệ thống công trình đưa ra. Chính vì vậy mà chúng cần phải đáp ứng các yêu cầu về chất liệu chế tạo, kích thước, kiểu kết nối, phương thức vận hành, đặc biệt là tiêu chuẩn áp lực PN.
Tiêu chuẩn áp lực PN giúp người dùng biết cách chọn lựa được thiết bị có thông số kỹ thuật phù hợp với áp suất định mức mà hệ thống đưa ra. Điều này không chỉ đem lại hiệu quả công việc cao mà còn hạn chế thấp nhất tình trạng hư hỏng thiết bị, kéo dài thời gian sử dụng.
Hiện nay, ký hiệu PN thường được ứng dụng trong các thiết bị, phụ kiện như: Van công nghiệp, mặt bích, phụ kiện nối ống…Cụ thể từng loại như sau:
Các loại van công nghiệp
Van công nghiệp được xem là thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống công trình có đường ống vận chuyển lưu chất. Van có chức năng đóng mở giúp ngăn chặn/ lưu thông lưu chất qua van, đồng thời điều tiết lưu lượng dòng chảy lớn nhỏ theo mục đích sử dụng. Ngoài ra còn có khả năng lọc rác thải, xả lượng khí nén, hơi nóng dư thừa ra khỏi đường ống…
Các loại van này thường đa dạng về các yếu tố như: Chất liệu chế tác, mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại, phương thức kết nối, kiểu vận hành…Trên van công nghiệp thường sẽ được ký hiệu PN10 hoặc PN16, PN25, PN40…Nhưng chủ yếu nhất vẫn là hai mức áp lực PN10 và PN16. Dựa vào ký hiệu này chúng ta sẽ biết được van có khả năng hoạt động tốt trong các môi trường có mức áp lực cao hay thấp.
Ví dụ một số sản phẩm van công nghiệp có mức áp suất dao động từ PN10 – PN40 được kể đến như:
- Van xả khí ren gang YDK – PN10/16
- Van cầu Bellows Sea tiêu chuẩn DIN PN16/PN25/PN40 I Hiệu ETM
- Van cổng tay quay tiêu chuẩn DIN PN16/ PN25/ PN40 | Hiệu ETM
- Y Lọc DN100 | PN10 – PN16
- Van 1 chiều lá lật tiêu chuẩn DIN PN16/PN25/PN40 | Hiệu ETM
- Van cầu chữ Y tiêu chuẩn DIN PN16/PN25/PN40 | Hiệu ETM
Phụ kiện mặt bích
Mặt bích cũng là một trong những phụ kiện vô cùng quan trọng trong các hệ thống đường ống, chúng có chức năng kết nối các loại đường ống với nhau hoặc đường ống với van công nghiệp, các thiết bị, phụ kiện liên quan để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, đảm bảo độ kín khít tuyệt đối.
Ký hiệu PN được in trên mặt bích không chỉ giúp người dùng biết được mức tiêu chuẩn áp lực làm việc mà mặt bích có thể chịu đựng, mà còn thể hiện được các yếu tố về phương thức kết nối, kích thước phụ kiện. Đối với những dòng mặt bích có chỉ số PN được ghi trên thân tức là chúng chỉ có phương thức kết nối mặt bích, không áp dụng cho phụ kiện sử dụng phương thức nối ren.
Ký hiệu PN trên thân mặt bích thường có mối liên hệ mật thiết với các tiêu chuẩn quốc tế như BS, JIS, ANSI, DIN…Do đó khi lắp đặt hệ thống cần lưu ý chọn mặt bích có cùng bộ tiêu chuẩn với van công nghiệp hay các thiết bị liên quan thì mới có thể lắp đặt chính xác tuyệt đối.
Một số ví dụ về mặt bích có mức áp suất dao động từ PN10 – PN40 được kể đến như:
- Mặt Bích Thép Tiêu Chuẩn BS 4504 | PN10, PN16, PN25,…
- Tiêu Chuẩn Mặt Bích DIN | PN10, PN16, PN25,…
- Mặt Bích Thép BS 4504 PN10 | DN15 – DN600
Các loại phụ kiện nối ống
Có rất nhiều loại phụ kiện nối ống khác nhau, chẳng hạn như măng sông, rắc co, khớp nối mềm, khớp nối chữ thập, tê thép hàn, bầu giảm…Chúng đều có chức năng kết nối các đường ống với nhau để tạo thành một hệ thống kín, đảm bảo không bị rò rỉ lưu chất. Ngoài ra, các phụ kiện này còn có thể thực hiện vai trò điều tiết lưu lượng, rẽ nhánh lưu chất khi cần thiết.
Trên mỗi phụ kiện đều có ghi thông số PN10, PN16, PN25…Tương tự như các loại mặt bích, van công nghiệp, thông số PN này ghi trên các phụ kiện kể trên cũng thể hiện được khả năng chịu mức áp lực tối đa của môi trường làm việc. Ví dụ rắc co nhựa PN10 tức là chúng ta chỉ nên lắp đặt rắc co ở các hệ thống môi chất có mức áp lực tối đa là PN10, tương ứng với 10kg/cm2 hoặc 10 bar.
Các loại ống nhựa
Trong hệ thống đường ống không thể thiếu các loại ống, đặc biệt là ống nhựa. Trên mỗi sản phẩm sẽ có ký hiệu PN, chẳng hạn như PN10, PN16, PN25, PN40…Khi dựa vào đây người dùng sẽ xác định được mức áp suất định mức của ống là bao nhiêu, để từ đó lựa chọn ống phù hợp với quy mô cũng như tính chất của hệ thống công trình.
Ngoài mức áp suất định mức, người dùng cũng sẽ đọc được các thông số kỹ thuật về các yếu tố như chiều dài, đường kính ngoài, đường kính trong. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng dễ dàng lựa chọn được một thiết bị đáp ứng được các thông số kỹ thuật chính xác.
Tầm quan trọng của ký hiệu PN trong các hệ thống ống
Qua những thông tin trên đây chúng ta thấy được ký hiệu PN xuất hiện ở khắp mọi thiết bị, phụ kiện đường ống như van công nghiệp, mặt bích, ống nước…Như vậy có thể biết được mức độ quan trọng cũng như tính phổ biến của ký hiệu này. Cụ thể vai trò và tầm quan trọng của ký hiệu PN được kể đến đó là:
- Giúp người dùng lựa chọn được thiết bị, phụ kiện phù hợp với các tiêu chuẩn áp lực, nhiệt độ mà hệ thống yêu cầu.
- Khi chọn đúng thiết bị sẽ giúp quá trình lắp đặt nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác, hiệu suất công việc cao, quá trình vận hành diễn ra êm ái, trơn tru.
- Hạn chế thấp nhất nguy cơ gây ra tình trạng quá tải áp, nóng máy, chập điện, cháy nổ nguy hiểm đối với người dùng cũng như hư hỏng các thiết bị xung quanh.
- Thiết bị sử dụng lâu dài, bền bỉ với thời gian, kéo dài tuổi thọ hoạt động.
- Các nhà sản xuất có thể chế tạo được nhiều mặt hàng, chủng loại thiết bị máy móc với các tiêu chí về mức PN định mức. Điều này giúp cho các thiết bị phù hợp với nhiều hệ thống lớn nhỏ trong đời sống sản xuất cũng như đời sống dân dụng.
- Khi đa dạng hóa sản phẩm, chủng loại sẽ thúc đẩy quá trình xuất khẩu ra nước ngoài, thu về một nguồn lợi nhuận lớn giúp phát triển kinh tế đất nước.
Qua những thông tin trên đây hy vọng quý bạn đọc nắm bắt và hiểu rõ được ký hiệu PN là gì? Ý nghĩa của ký hiệu PN trong hệ thống ống nước. Sau khi nắm rõ được các vấn đề này chắc chắn mọi người sẽ biết cách lựa chọn cho mình những thiết bị, phụ kiện đường ống phù hợp nhất với hệ thống công trình.
Nếu đang có nhu cầu sử dụng và báo giá các phụ kiện cấp thoát nước như van công nghiệp, mặt bích, phụ kiện ren, phụ kiện hàn, khớp nối mềm, các loại ống thép…mọi người có thể chủ động đến trực tiếp đại lý Tổng Kho Van hoặc liên hệ ngay HOTLINE: 098 1805 266 để được tư vấn miễn phí, đúng mục đích sử dụng, hỗ trợ đặt hàng và giải đáp những thắc mắc quan trọng, cần thiết nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!